Lẽ tất nhiên, trong số những người tai mắt hy vọng được thấy
nước Pháp thôn tính cả sáu tỉnh, người ta sẽ gặp lại Đô đốc La
Grandière, mặc dù ông luôn luôn cam kết với chánh phủ Việt Nam
bảo đảm hòa bình. Ngày 17/1/1865, ông viết thư cho bạn ông, đại úy
Mauduit-Duplessis:
“Lòng mong muốn của anh được thấy chúng ta sở hữu sáu
tỉnh, như lòng mong muốn của tôi. Nhưng muốn được như
vậy, chúng ta phải biết chờ đợi, chọn đúng thời cơ và củng cố
chắc chắn lực lượng chúng ta ở ba tỉnh mà chúng ta đã
chiếm. Mọi sự khác sẽ tự nó đến, do quy luật của sự việc. Tôi
không tin rằng chúng ta có thể nghĩ đến việc đó trước thời
gian một năm… Ý định của tôi là thi hành theo Hiệp ước 1862,
cho đến khi nào hoàn cảnh cho phép chúng ta xé nó đi để trừng
phạt. Nhưng chúng ta hãy trung thực và có thiện ý với những
dân tộc không trung thực và thiếu thiện ý. Tôi xem việc này
như một điều chắc chắn sẽ tới trong một thời gian không lâu,
cho nên không để hỏng và phải làm sao cho pháp lý thuộc về
chúng ta”
.
Những điều cụ thể ấy được nói lên qua những từ “lịch sự” hoa
mỹ biết bao!
Không còn chối cãi được rằng âm mưu thôn tính cả Nam kỳ của
Pháp đã có từ trước và tự bộc lộ rõ ràng. Cái ý định của chánh phủ
Pháp giữ Hiệp ước 1862 nói cho cùng chỉ là tạm thời bởi vì chẳng bao
lâu nó sẽ xé tan, như họ dự định… trong khoảng hai năm sau.
Còn về khái niệm “lòng trung thực” và “thiện ý”, phải thừa nhận
rằng có thể nó rất khác biệt ở một vài môi trường xã hội phương
Tây với các môi trường thuộc nền văn minh châu Á. Và những nền