BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 180

Những điều bất lợi ấy cũng có nhiều về phương diện mậu
dịch. Ta có thể tin chắc đã nắm thị trường tiêu thụ
Campuchia, khi ta chỉ mới chiếm được có một trong những
nhánh sông ít quan trọng nhất hay không? (…)

Chiếm được ba tỉnh kia lập tức sẽ rút ngắn biên giới chúng ta
lại được 70 dặm kênh rạch rất khó bảo vệ. Cuộc chinh phục
này, tiến hành cho khéo léo, có thể ít đổ máu xương hơn một
số trận đánh không nước mắt thời xưa. (…)

Nói tóm lại, việc chiếm hữu sáu tỉnh, việc tổ chức, nếu không
được một chánh phủ dân sự, thì ít ra một hệ thống hành chánh
địa phương đặc biệt, thích hợp với kiểu thuộc địa, sự phát triển
sản phẩm nông nghiệp và ảnh hưởng thương mại của chúng ta
trên đất Đông Dương, tôi thấy rất có khả năng thực hiện
được, ngay từ bây giờ mà chẳng phải tăng thêm chi phí và
bằng những phương tiện địa phương thuộc địa hiện nay của
chúng ta.
Càng sớm tranh thủ thời gian để tạo cho nó một địa
bàn ổn định, chúng ta có thể tránh được những bước dò dẫm để
tìm một đường lối chính trị mịt mù và không dứt khoát, của
một chánh phủ những người quá dễ đổi thay và không ổn
định”

(3)

.

Dĩ nhiên là trước những thành công dễ dàng, lại được sự trợ giúp

của một sự phục tùng ngoan ngoãn của chánh phủ Huế, chẳng một
người Pháp nào, dù làm công chức hay làm nghề nào khác ở thuộc
địa, mà lại không mơ đến sự chiếm đóng cả Nam kỳ. Francis
Garnier là một trong những người đó và tuy là một nhà cai trị còn trẻ
măng, ông ta đã bắt đầu lo lắng một cách nghiêm túc đến “tương
lai”
của thuộc địa mới này. Trong những năm tiếp theo, chúng ta sẽ
nghe nói đến ông ta càng nhiều.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.