BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 182

văn minh châu Á, phải chăng là có lỗi, khi họ không muốn mô
phỏng theo nền văn minh của ông Đô đốc-cầm quyền?

Ngoài những chứng lý đạo đức ấy, mấy trang viết vừa kể trên

của ông Đô đốc chứng minh rằng, ngay từ khi thông báo Hiệp ước
Aubaret không được phê chuẩn, thì hiệp ước này cũng không bị chôn
chặt hoàn toàn. Từ những trang viết đó, toát ra ý đồ mở rộng phạm
vi chinh phục của người Pháp. Cái thời hạn “ban ơn” mà do thiện ý, do
trung thực, hay do cái tất yếu của một đường lối chính trị cao cả
mà La Grandière muốn chiếu cố cho Nam kỳ, thực tế sẽ kéo dài
hai năm, từ 1865 đến 1867.

Trong cùng thời kỳ ấy, phía Bắc, bọn cướp biển người Trung

Quốc quấy nhiễu cả vùng, cuộc nổi loạn của Tạ Văn Phụng vừa mới
bị quân triều đình dẹp yên, Hiệp ước Sài Gòn 1862 vừa được ký kết;

miền Trung, những bộ tộc Mọi ở Đá Vạch, Quảng Ngãi từ núi kéo

xuống đang cướp phá và giết chóc dân chúng; thì ở Huế lại có một
âm mưu đảo chính mới, tạo nên một không khí sợ hãi, lo âu.

Hoàn cảnh hoàn toàn không có gì gọi là thuận lợi cho triều đình

Huế có thể có một thái độ hung hăng đối với Pháp.

Hai năm đã qua, La Grandière cho rằng sự tạm nghỉ như vậy là

vừa. Bây giờ phải tìm một duyên cớ. Trong tường trình tổng quát ngày
10/11/1867, ông ta báo cáo về sự nhẫn nại của mình và những lý do
buộc ông phải cho thực hiện một cuộc xuất quân tức khắc:

“Triều đình Huế đã đặt tôi vào tình thế yếu phải nhắc nhở
họ lưu ý đến những sự trừng phạt mà họ sẽ đương đầu, nếu
họ khuyến khích, bằng cách này hay cách nọ, những người An
Nam cầm đầu các vụ nổi loạn.
Những người cầm đầu này,
do tính ưa loạn lạc và cướp bóc, đồng thời thù ghét sự thống
trị của chúng ta, đã a dua nhập theo một tên phiêu lưu, nổi lên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.