BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 183

chống lại nhà vua của một nước được chúng ta bảo hộ
(Campuchia). Những lời phản kháng ôn hòa, những câu phải lẽ
của tôi, chỉ được đáp ứng một cách hời hợt mỉa mai.

… Đáp ứng lời đề nghị của tôi mở cuộc đàm phán để xét lại
Hiệp ước 1862, người ta chỉ có những câu trả lời lẩn tránh mà
tôi đành phải coi như là một sự thú nhận bất lực hoặc một sự từ
chối không làm vừa ý tôi. Vậy nên tôi thông báo cho chánh phủ
An Nam
rằng tôi không bị ràng buộc gì nữa về những điều
khoản của một hiệp ước mà chính họ lẩn tránh những điều quy
định căn bản; rằng tôi không bị mắc lừa, lâu hơn nữa về
những sự phản đối có lễ phép đối với bản hiệp ước ngoại giao
ấy; họ đã sử dụng hiệp ước như một vũ khí chiến tranh,
bằng
cách cho cư trú trên lãnh thổ của mình, những bọn gây loạn lạc
mất an ninh, cho tất cả những ai là kẻ thù nền thống trị của
ta. Và tôi tuyên bố với họ rằng: tôi sẽ dành cho tôi cái
quyền, khi cần, đến ngay trên lãnh thổ của họ để truy nã
những kẻ thù của chúng ta mà họ để cho hoạt động trên lãnh thổ
của họ

(5)

.

Chúng ta thấy La Grandière rất kiên trì trong tư tưởng của

mình: chờ đợi thời gian cần thiết để cho nước Pháp chiếm quyền
sở hữu sáu tỉnh; nắm lấy những thời cơ thuận tiện; duy trì hiệp ước
cho đến khi hoàn cảnh cho phép xé bỏ nó đi để trừng phạt. Những ý
đồ đã được khẳng định một cách hết sức chính xác trong bức thư
gửi cho Mauduit-Duplessis ngày 17/1/1865, đã được áp dụng một
cách chặt chẽ và liên tục.

Vậy là, “sau năm năm kiên trì chờ đợi và nhẫn nhục”, La

Grandière quyết định xóa bỏ Hiệp ước 1862, cũng như đã xóa bỏ
Hiệp ước 1864, và từ tháng 3/1867, ông ta đã chuẩn bị sẵn sàng. Thời
điểm này trong năm không thuận lợi lắm cho các cuộc hành quân;

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.