BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 186

bảo đảm, ngày 29/3 sẽ hoãn lại mọi cố gắng dàn xếp với
triều đình Huế.

Tôi đợi mãi không nhận được tường trình của ông. Giờ đây, tôi
chỉ có thể khuyên ông, một lần nữa, hãy dè dặt và từ tốn,
trong lúc chờ đợi những chỉ thị mà tôi sẽ gửi cho ông, sau khi đã
nắm được những công việc đã lỡ làm”

(7)

.

Bản tường trình của La Grandière, nhận được ở Paris ít lâu sau,

được chuyển lên cho Napoléon III, trong một cuộc họp hội đồng Bộ
trưởng. Chắc chắn bản tường trình ấy rất có sức thuyết phục;
tình hình đã trở nên khả quan hơn. Dù sao Napoléon III, tuy rằng
tiếc hành động nói trên của Bộ trưởng Hải quân cho là không đúng
lúc nhưng vẫn quyết định, theo thói quen, sẽ phê duyệt cái “sự đã
rồi”
và nhận ba tỉnh mới của Nam kỳ đó.

Giờ đây, nước Pháp là kẻ đã xé tan Hiệp ước Sài Gòn 1862, trong

khi miệng vẫn tuyên bố hết sức tôn trọng nó, chỉ còn đi tìm một
hiệp ước mới để hợp pháp hóa những đất đai mới chiếm. Nó không
để mất thì giờ. Ngày 13/8/1867, Bộ trưởng Ngoại giao mới, De
Moustier thay chân Drouyn de Lhuys, ủy nhiệm cho La Grandière
được trọn quyền để đàm phán với chánh phủ Huế. Nhưng hiệp ước
ấy chưa hề ký kết, chưa hề được bàn bạc, mặc dầu những chỉ thị
của ông Bộ trưởng gửi cho ông Đô đốc-cầm quyền.

Trước sự tan rã của quân đội Việt Nam và chiến thắng quá dễ

dàng của quân Pháp, chánh phủ Huế không còn thời giờ và khả năng
để phản ứng một cách có hiệu quả. Huế đành phải thừa nhận bại trận
và sau đó để cho Pháp chiếm toàn bộ Nam kỳ. Nhưng sự kiện đột
ngột này làm cho dư luận Việt Nam quá đau đớn. Giám mục Sohier,
người kế tiếp Giám mục Pellerin, lúc đó đang ở kinh đô, viết ngày
26/12/1867:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.