BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 224

Trong ý thức bọn thực dân, việc xem xét lại bản Hiệp ước lỗi thời

1862 không nhằm chuẩn y việc chiếm đóng sáu tỉnh Nam kỳ, mà
nhằm đạt được những ưu thế ở Bắc kỳ: cần phải làm cho triều
đình Huế chấp nhận sự xem xét lại Hiệp ước 1862 bất cứ bằng
cách nào, kể cả bằng võ lực.

Tư tưởng này từ 1870 về sau, ngày càng lan truyền rộng rãi

trong giới lãnh đạo Sài Gòn. Đô đốc Dupré tuyên bố: “Sự xâm nhập
Bắc kỳ là một vấn đề sinh tử cho tương lai nền thống trị của
chúng ta tại Viễn Đông”

(7)

.

Các nhà đàm phán liền “lên giá”, bắt đầu là Millot, cựu chủ

tịch Phòng Thương mại Pháp tại Thượng Hải.

Chánh phủ Huế rất lo ngại về chiều hướng tư tưởng đó của các

Đô đốc-cầm quyền và không muốn cho việc xem xét lại hiệp ước
đã mất hiệu lực ấy lại biểu hiện bằng những yêu sách mới. Họ tỏ ý
định cử một phái đoàn sang Pháp. Họ đã gửi một phái đoàn rồi, sau
1862 lấy cớ là để chúc mừng Napoléon III và đã lợi dụng cơ hội để
thử xem khả năng ký Hiệp ước Aubaret. Lần này, triều đình Huế
muốn chào mừng chánh phủ Cộng hòa mới ra đời, thực ra cũng là
điều hợp lý và họ hy vọng, nhân tiện đạt được một cách giải quyết
công bằng hơn về những vấn đề đang tồn tại.

Dĩ nhiên, Dupré không muốn cho phái đoàn Việt Nam sang

Pháp. Ngày 27/2/1872, trong một bức công hàm gửi cho Huế, ông ta
yêu cầu chủ yếu:

“1) Chỉ cử sang Pháp một phái đoàn với những quyền hành
cần thiết để chấp nhận ba điểm dưới đây:

a/ Chấp nhận vùng lãnh thổ bị Pháp chiếm đóng (các tỉnh
mới của Nam kỳ);

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.