b/ Trả chiến phí cho Tây Ban Nha;
c/ Cam kết không nhượng cho bất cứ một nước ngoài nào một
phần lãnh thổ của mình mà không có sự đồng ý của Pháp.
2) Xuống chỉ cho công giáo Bắc kỳ được tự do thực hiện
những giáo lý của đạo mình, đúng như hiệp ước đã quy định.
3) Phải có những biện pháp ngăn chặn không để cho những tên
phiêu lưu, bề ngoài với danh nghĩa là những người mang mệnh
lệnh cùng chức tước triều đình Huế lợi dụng gieo rắc rối
loạn vào châu thổ Nam kỳ.
Để cho nước Pháp đặt một đại diện tại Huế và chánh phủ Huế
đặt một đại diện tại Sài Gòn”
Rồi Dupré gửi thư cho Bộ trưởng Ngoại giao Pháp tại Paris, đề
nghị can thiệp vũ trang vào Bắc kỳ, dưới chiêu bài giúp triều đình
Huế khôi phục quyền hành của mình tại đó; thực ra là để ép buộc
triều đình Huế phải chấp nhận bản hiệp ước và để bắt đầu đưa
quân vào các tỉnh miền Bắc. Dupré đệ trình lên chánh phủ mình
một bản kế hoạch, được ông ta mưu tính từ lâu và hoàn chỉnh, đã
nhiều lần đề cập đến. Ông ta muốn ép buộc chánh phủ mình
chấp nhận. Chính vừa lúc “sự kiện Jean Dupuis” xảy ra và trở thành
cơ hội tốt mà ông Đô đốc-cầm quyền xiết bao mong đợi để can
thiệp vũ trang vào miền Bắc Việt Nam.
Chúng tôi đã nói đến Jean Dupuis và cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên
giữa y với Francis Garnier, khi Francis Garnier vừa hoàn thành cuộc
thám hiểm của hắn trở về qua con đường Trung Quốc và thừa
nhận rằng: sông Cửu Long không phải là con đường lưu thông giữa
Trung Quốc và Việt Nam, mà là con sông Kói, tức sông Hồng, một
con đường lưu thông hoàn hảo.