BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 226

Dupuis, lúc này đang có một nguồn buôn bán làm ăn tốt, là

cung cấp vũ khí cho thống chế Mã Như Long, gốc Hồi giáo, vừa
mới đầu hàng chánh phủ Bắc Kinh chịu trách nhiệm mang quân
đội đàn áp những người Hồi giáo nổi loạn. Nếu có cơ hội tốt thì
chắc chắn y chẳng ngại gì mà không cùng cung cấp vũ khí cho
người Hồi giáo chống lại Trung Quốc. Các thùng vũ khí do tàu
thủy chở tới, rồi cho người vận chuyển từ cảng dỡ hàng cho tới vùng
Tây Tạng. Những chuyến hành trình này rất dài, rất tốn kém,
cũng lắm gian nan mạo hiểm. Giả sử y có thể tiết kiệm được 1.000
cây số, tính về cả mặt thời gian, chi phí và gian nguy. Vậy là đối
với y, không phải do dự gì nữa.

Năm 1871, y mạo hiểm làm thử chuyến đầu với tên đầy tớ

người Tàu, y bèn xuôi con sông Hồng, trên một chiếc xuồng nhẹ từ
Mạn Hảo đến những trạm hải quan đầu tiên của Bắc kỳ rồi xuôi
thẳng về vùng châu thổ. Chứng cớ đã rõ ràng, con sông Hồng tàu
bè qua lại được.

Y về Paris, vừa để tổ chức việc mua bán vũ khí, vừa để tìm chỗ

dựa và tìm người giúp việc. Y tuyển cả một “đạo quân viễn chinh”, bao
gồm nào là thuyền trưởng duyên hải, nào là pháo binh. Y có một
hạm đội nho nhỏ, nhưng quan trọng: hai tàu có trang bị đại bác,
chiếc “Lào Kay” và chiếc “Hồng Giang”, có một tàu thủy, chiếc
“Mạn Hảo”, một tàu nhỏ, chiếc “Sơn Tây” và những chiếc thuyền
mành chở hàng.

Những chỗ dựa của y thì có phần rụt rè hơn: họ dè dặt về

phương án của y. Tuy nhiên, Đô đốc Pothuau, Bộ trưởng Hải quân,
bị y thuyết phục, viết một bức thư cho Đô đốc-cầm quyền Nam
kỳ gửi gắm y; chính Đô đốc Dupré sẽ biết sử dụng thư này:

“Ngày 9 tháng 4 năm 1872,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.