BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 372

tránh, cuộc dàn xếp quá vội vàng ấy mâu thuẫn với chính sách của
chánh phủ mình. Nếu Bourée nghĩ rằng những lợi mà ông ta đã đạt
được với Trung Quốc có thể coi như những lợi khá to lớn thì ngược
lại, chánh phủ của ông ta coi như chưa đủ để từ bỏ chính sách chinh
phục và thiết lập chế độ thuộc địa tại Việt Nam.

Theo ý người Trung Quốc, thì người Pháp có thể thỏa mãn, bởi vì

Trung Quốc đồng ý rút quân họ ra khỏi Bắc kỳ. Họ nhận mở cửa
Vân Nam cho sự buôn bán với nước ngoài, họ không nói gì đến
quyền bá chủ của họ đối với nước Việt Nam, họ từ bỏ yêu sách đối
với vùng đất ở phía Nam đường ranh giới dự định và như vậy, tất cả
nguy cơ của một cuộc chiến tranh giữa hai nước đã được loại trừ.

Nếu cuộc dàn xếp này được chấp thuận, Trung Quốc có thể

coi như các mục tiêu mà họ theo đuổi đều đạt được một cách mỹ
mãn. Người Pháp thì được thỏa mãn vừa vừa, riêng người Việt Nam
phải chịu thiệt thòi tất cả!

Cái ý kiến phân chia ấy thực ra không phải của Bourée: Le Myre

de Vilers đã gợi ý cho Bourée và chính Le Myre de Vilers đã được
Rheinart gợi ý.

Tuy đã được những sự “đỡ đầu” đáng quý, cuộc “phân chia” này

“Bắc kỳ-gạo” phần nước Pháp, “Bắc kỳ-mỏ” phần Trung Quốc
chỉ mang đến một kết quả duy nhất là Bourée, “chưa bao giờ xin
phép, và cũng không bao giờ nhận được phép tiến hành những cuộc
thương lượng đó”
bị cách chức sau đó ít lâu.

Cả Jules Ferry, một tên “thực dân tận xương tủy” cả Challemel-

Lacour, Bộ trưởng Ngoại giao của ông ta không hề nghĩ đến việc
chấp nhận sự xâm nhập của Trung Quốc vào Bắc kỳ dưới bất kỳ
dưới hình thức nào, lại càng không nghĩ đến chuyện từ bỏ những ý
đồ thuộc địa của họ ở Việt Nam.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.