sách trính trị quốc tế của triều đình Huế. Trong bức thư này, Tự
Đức yêu cầu chánh phủ Trung Quốc, bằng một sự cố gắng liên
tục và thận trọng, tìm những biện pháp thích hợp để giúp chánh phủ
Việt Nam một cách hữu hiệu trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa
đế quốc Pháp để kêu gọi dư luận thế giới áp dụng các luật quốc
tế và sự trọng tài của các cường quốc trong cuộc tranh chấp giữa
Pháp và Việt Nam.
Sau khi kín đáo tố cáo sự hững hờ của Tăng Quốc Thuyên trước
những lời kêu gọi của mình, nhà vua Việt Nam viết: trong tất cả
những cuộc ngoại xâm mà lịch sử ghi lại, không ai chối cãi được
rằng cuộc xâm lăng của các nước phương Tây là tai hại nhất và của
nước Pháp là nổi tiếng tham lam và tàn bạo hơn tất cả. Dân tộc Việt
Nam bao đời nay được giáo dục theo đạo lý phương Đông quá hòa
bình, không thể nào có được một cuộc kháng cự mạnh mẽ chống lại
những ý đồ luôn luôn có tính chất xâm lược của kẻ thù. Trung
Quốc do dân số đông đúc cho nên có thể có nhiều người tài giỏi.
Nó lại khôn ngoan, đã biết mở cửa cho nước ngoài vào buôn bán,
biết đặt quan hệ với phương Tây, cử các nhà ngoại giao ra nước
ngoài, nghiên cứu học tập những nền kỹ thuật mới mẽ của phương
Tây. Tất cả những điều đó là những biểu hiện của một nền chính
trị đúng. Nó xứng đáng là người anh cả của các nước châu Á.
Tự Đức phát biểu tiếp theo quan điểm của mình về phương Tây,
tuyên bố rằng các nước Anh, Pháp, Đức, Nga và Hoa Kỳ là những
cường quốc chính của phương Tây. Anh và Pháp tuy bề ngoài quan
hệ thân thiện với nhau nhưng bên trong kình địch nhau. Pháp và Đức
là hai kẻ thù của nhau. Còn Nga và Hoa Kỳ, tuy vẫn đứng ngoài
cuộcxung đột giữa các nước khác nhưng vẫn tìm cách lợi dụng các
cuộc xung đột đó.
Nói về tình hình Việt Nam sau vụ bạo lực Hà Nội, Tự Đức nghĩ
rằng đất nước của mình đang đứng trước một sự lựa chọn khó xử: