động phục vụ cho Trung Quốc. Bắc Kinh chấp nhận đề nghị của
ông ta và phái ông ta tới thủ phủ Vân Nam nhận sự phân công công
tác của Sầm Dục Anh.
Trên đường đi Vân Nam, Đương (Đường!?) Cảnh Tùng đi vòng
qua Huế để tìm hiểu về tình hình Việt Nam. Trong một cuộc hội
kiến mà nhà vua Việt Nam đã vui lòng dành cho ông ta, Đương Cảnh
Tùng có nói cho nhà vua biết rằng: muốn có hiệu quả những cuộc
thương thuyết với Pháp nhất thiết phải đi đôi với một cuộc kháng
chiến vũ trang. Nhưng, trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến
tranh Việt - Pháp thì kinh đô Huế sẽ bị đe dọa và cửa Thuận An sẽ
nằm trong tầm súng của hạm đội Pháp. Trong mục đích bảo vệ
Huế, Tự Đức xin hạm đội Trung Quốc giúp sức mình.
Sau trận ốm đau, Phạm Thận Duật đã phục hồi sức khỏe, ngày
24/3/1883 ông có một cuộc hội đàm trao đổi quan điểm với Lý
Hồng Chương và Trương Thụ Thanh. Nhân danh nhà vua mình, đại
sứ Việt Nam một lần nữa xin hạm đội Trung Quốc ủng hộ 20 nghìn
quân Trung Quốc bảo vệ thành Huế.
Trước yêu cầu cụ thể của phái viên triều đình Huế, phía Trung
Quốc lẩn tránh, không bày tỏ lập trường phân minh xác định của
mình, vẫn lặp đi lặp lại cái luận điệu cổ điển của họ để tránh không trả
lời. Họ lại trách chánh phủ Việt Nam đã ký kết “sau lưng” họ, Hiệp
ướ
c 1874 với Pháp, điều đó theo họ, “khiến cho sự viện trợ của
Trung Quốc trở thành khó khăn…” Theo Lý Hồng Chương thì các
đại sứ Trung Quốc, còn nói cho ông ta biết rằng họ không hề
thấy có quân lính Việt Nam trong thời gian họ ở lại Huế.
Nếu ta căn cứ vào bản báo cáo mật của Tổng lý Nha môn gởi lên
Hoàng đế về sự gợi ý của Tăng Kỉ Trạch nên cấm “vua An Nam”
không được xin viện trợ nào nữa của Pháp, có thể đưa đến kết luận
rằng Trung Quốc bất lực và không có khả năng giúp đỡ và viện trợ