quân sự có hiệu quả cho Việt Nam, nếu Việt Nam yêu cầu và nếu
ta căn cứ vào những buổi trao đổi ý kiến giữa Lý Hồng Chương với
Bourée đã dẫn đến kết quả là sự phân chia khu vực chiếm đóng
giữa Trung Quốc và Pháp thì ta có thể hiểu một cách dễ dàng tại sao
Trung Quốc cứ tìm cách lẩn tránh trước mặt các vị đại sứ Việt Nam,
không một thái độ rõ ràng và không dám hứa hẹn một cách dứt khoát
sẽ giúp đỡ và chi viện cho quân đội Việt Nam trong trường hợp bất
trắc mà Huế bị tấn công.
Sự bất lực của Trung Quốc đã được chứng minh. Sự thông đồng
của Trung Quốc với Pháp để phân chia đất nước Việt Nam đã được
xác nhận, ác ý của Trung Quốc đã bộc lộ rõ ràng. Tự Đức hoàn toàn
chẳng biết gì về những âm mưu đang bao vây xung quanh nhà vua,
thương hại thay, cứ vẫn tiếp tục đặt hy vọng vào “vị bá chủ toàn
năng” của mình một cách mù quáng và nô lệ.
Người Việt Nam chẳng mấy quan tâm đến các chi viện mà
Trung Quốc mang lại cho họ trong công cuộc đấu tranh vì độc lập
của mình, càng ít quan tâm hơn nữa đến vai trò của ông Phó vương
Quảng Đông Tăng Quốc Thuyên, trung gian được ủy nhiệm giữa
Bắc Kinh và Huế, nếu người ta biết rằng nhân vật lỗi lạc này,
một trong những cổ đông chính của “China Merchant’s Navigation
Company” (Công ty Hàng hải Trung Quốc), trước tiên chỉ là một gã
thương nhân và những quyền lợi cá nhân của ông ta được đặt lên
trước những quyền lợi đất nước. Cái công ty này chuyên việc lo lót,
mua chuộc quyền thế, cứ mỗi lần nhà vua Việt Nam định yêu
cầu, một cách rụt rè, một sự viện trợ gì của Trung Quốc là nó đặt
vào làm trung gian. Phần lớn những cuộc thương thuyết liên quan
đến mục đích nào như vậy đều do công ty này tiến hành cả.
Cái công ty Trung Quốc này gây nhiều tiếng tăm ồn ào, bao
giờ nó cũng tìm đứng trước với hy vọng sẽ được một số nhượng bộ
về thương mại của phía chánh phủ Việt Nam. Nó có một sự tồn tại