Kể từ 1870, sự bành trướng thuộc địa của Pháp hầu như là liên
tục. Chủ nghĩa lạc quan của thế kỷ XVIII, “Chủ nghĩa tiên tri thế
tục”, của năm 1789, khích lệ những người theo hướng thực dân, mong
muốn truyền bá khắp thế giới bản Phúc âm về quyền con
người, thể hiện trong nền Cộng hòa Pháp đó. Vậy, nếu không có
một giải pháp kế tục giữa sự bành trướng thực dân dưới Đệ nhị đế
chế và sự bành trướng nền Đệ tam Cộng hòa thì chắc chắn rằng
giai đoạn lớn của chủ nghĩa đế quốc Pháp, tức giai đoạn 1880-1885,
bắt đầu với Jules Ferry, mà Gambetta là người đầu tiên gợi ý.
Là người vùng Vosges, có tinh thần chiến đấu cao và là một
người Cộng hòa sôi nổi, Jules Ferry đã lựa chọn giữa “rặng núi
Vosges xanh lam và thế giới bao la rộng lớn.” Ông tuyên bố đứng
về phía một “chính sách bành trướng, tất nhiên là bành trướng
khôn ngoan, ôn hòa” nhưng thực ra ông đang khẩn trương theo đuổi
công cuộc chinh phục thuộc địa, tại châu Phi da đen tại Madagascar
và tại Bắc kỳ (1883-1885) bảo vệ quyền lợi của Pháp tại Ai Cập và
đóng một vai trò quan trọng tại Hội nghị Berlin (11/1884-2/1885),
nơi đã sinh ra nước Congo độc lập và đặt ra những quy tắc cho việc
chiếm lĩnh đất đai tại châu Phi.
Tuy trong nội các thứ nhất của mình (9/1880-11/1881), ông ta đã
chinh phục Tunisie cho nước Pháp, chính sách thuộc địa của Jules
Ferry dường như đã trước tượng đài năm 1882 trong khoảng thời gian
ngắn ngủi dành cho suy tư, sau khi ông từ chức thủ tướng chánh phủ.
Trong bài ông viết cho cuốn sách của Alfred Rambaud, tháng
1/1892, nội dung về “Những vấn đề Tunisie” ông có nói tới tương
lai thuộc địa của nước Pháp và có liên hệ không phải chỉ đến cuộc
viễn chinh Tunisie, cả đến vấn đề Bắc kỳ.
Bằng một sự tổng hợp công phu, Jules Ferry đã phát ra nội dung
chính sách thuộc địa của Pháp. Chính sách đó, ông đã phát triển ra