BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 381

Nhiều người đã lên tiếng phản đối dự án phân chia Bắc kỳ do

Bourée đề xướng. Người ta chỉ trích Bourée đã từ bỏ “Bắc kỳ-mỏ”
để chỉ giữ lại cho Pháp “Bắc kỳ-gạo”. Người ta đề xuất rằng ngoài
châu thổ Bắc kỳ là nơi chỉ có trồng lúa, còn có những vùng mỏ vô
cùng giàu có: 5 mỏ bạc tại Thái Nguyên, 2 mỏ đồng tại Hưng Hóa;
một mỏ đồng khai tại Tuyên Quang; thiếc và đồng ở Thái Nguyên
và cả vùng mỏ Quảng Yên do Fuchs phát hiện. Tất cả các thứ đó có
thể mở thông cửa cho nền thương mại và nền công nghiệp mới của
nước Pháp.

Chính là do vì không muốn bỏ rơi “Bắc kỳ-mỏ” và nói gọn là

không bỏ rơi “Bắc kỳ” mà những người liên quan, bao gồm những
nhà tài chính, cũng như những nhà quân sự như Victor Roque và Đô
đốc Mayer đã chống lại thỏa ước Bourée - Lý Hồng Chương.

Theo văn bản chính thức, thì Bourée là “người đã không xin phép,

cũng không hề được phép tiến hành những cuộc thương lượng” đã
bị cách chức.

Theo Henri Cordier, việc cách chức Bourée không hoàn toàn do

đường lối chính trị của ông ta tại Bắc kỳ mà do một vài người Pháp
tại Thượng Hải, đứng đầu là Millot, phụ tá của Francis Garnier trong
cuộc viễn chinh Bắc kỳ thù địch với Bourée. Millot, có những thế
dựa mạnh mẽ tại Quốc hội Pháp qua những “thế dựa” đó đã buộc
Bộ trưởng Ngoại giao Challamel-Lacour phải triệu hồi Bourée, “mà
có lẽ đã được quy định trước theo nguyên tắc”.
Và Cordier nói thêm:

“Ta hết sức ngạc nhiên khi thấy rằng, ở Paris, người ta gán
cho quá nhiều quan trọng những kẻ mà ở ngoại quốc họ chỉ
giữ một địa vị quá thấp kém trong giai cấp xã hội.”

(15)

Theo Semallé, tiếp theo sự sụp đổ của nội các Duclerc trong khi

trong nội các Ferry, người ta nghĩ chọn Challemel Lacour để thay thế

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.