BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 380

trong ba bài tựa ông viết năm 1882, 1890 và 1891 về các khía cạnh
chính trị, kinh tế và nhân đạo.

Về chính trị, sự bành trướng thuộc địa là một cách bồi đắp lại

cho sự thất bại năm 1870. Jules Ferry chống lại cái lý thuyết nói
rằng mọi cuộc bành trướng thuộc địa sang hướng châu Phi đều là
“cái bẫy của Đức chăng ra để gài chúng ta”.

Về kinh tế, chính sách thuộc địa là cần thiết cho những nước

cần xuất khẩu. “Ở đâu có ưu thế chính trị, thì ở đó có ưu thế về
sản phẩm, ưu thế về kinh tế…”

Về mặt nhân đạo, Jules Ferry nói rằng: “Các dân tộc châu Âu

đối với người bản xứ, phải có một nhiệm vụ cao cả là khai hóa văn
minh”.
Theo ý ông, “nòi giống thượng đẳng, tức giống da trắng,
không đi chinh phục vì thú vui chinh phục, với ý đồ bóc lột nước
yếu, mà chính là để văn minh hóa cho nước yếu, và nâng nước
yếu lên ngang hàng với mình.”

(13)

Với việc Jules Ferry hùng hổ trở lại cầm quyền, trùng hợp với sự

xuất hiện của những nước vừa đến, là Đức và Hoa Kỳ, kéo theo họ
cả một đợt sóng bành trướng kinh tế và một chủ nghĩa tư bản cạnh
tranh, một cuộc đấu tranh giành giật nhau những nguồn nguyên
liệu, những khu vực ảnh hưởng, không bỏ quên dư âm và hình bóng
những sự kiện còn đọng lại trong tâm trí bao người ngay trên đất
Pháp, do những bài viết của các lý luận gia như Leroy-Beaulieu,
người chủ thuyết của“đảng Thuộc địa” do các bài viết diễn văn của
các chính trị gia như Clémenceau, do những hồi ký các nhà quân sự
như Francis Garnier và do một nền văn học bình dân phong phú,
trong đó có tên tuổi nổi bật như Jules Verne

(14)

sắp mở ra cho nước

Pháp một kỷ nguyên đế quốc mới. Kỷ nguyên “Tạm ước” tại Bắc kỳ
đã dẫn đến ngày kết thúc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.