thì phe cực tả đặt ra một điều kiện “bất di bất dịch” là muốn được
sự ủng hộ của họ phải lập tức triệu hồi Bourée. Lý do vì bản dự án
phân chia Bắc kỳ
Về phía Bourée, ông ta cho rằng nguyên nhân việc triệu hồi
ông là do âm mưu của cựu thống đốc Nam kỳ, Le Myre de Vilers.
Trong cuộc hội kiến với Lý Hồng Chương tại Thiên Tân ngày
29/3/1883 trên một chiếc tàu thủy, Bourée giải thích rằng việc
triệuhồi ông về là do những người có nhiều quyền lợi ở Bắc kỳ
gây ra.
“… Tại Pháp ông ta nói, có những người chẳng có lương tâm,
trong số đó có một ông bác sĩ và một tay môi giới buôn rượu,
đã sáng lập ‘Công ty mỏ Bắc kỳ’, họ cho rằng tại Bắc kỳ có
những mỏ kim loại chất lượng tốt. Nhiều đại biểu quốc hội
đã mua cổ phần công ty ấy. Nhưng sông Hồng còn bị phong
tỏa và những hầm mỏ Bắc kỳ có khai thác cũng không thể
vận chuyển đi được. Tỷ giá có các cổ phần của ‘Công ty Mỏ
Bắc kỳ’ bị sụt xuống. Muốn nâng tỷ giá ấy lên trở lại người
ta tuyên truyền về sự giàu có của những hầm mỏ đó và
người ta tuyên bố sự cần thiết phải chinh phục Bắc kỳ…
Ngay khi Challemel-Lacour vừa nắm chức Bộ trưởng Ngoại
giao, người ta đã nói rõ cho ông biết rằng muốn giữ vững
cương vị thì phải nghe theo lời họ…”
Thế là việc triệu hồi Bourée đã được quyết định.
Những quyền lợi tài chính của một số người nằm trong các
hầm mỏ Bắc kỳ kèm theo chính sách thuộc địa của Jules Ferry đã
góp phần tạo nên một đà phát triển mới cho chính sách đế quốc
của Pháp tại Việt Nam.