BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 383

Trong khi, theo yêu cầu của chánh phủ Huế, nhiều đơn vị quân

đội Trung Quốc tiếp tục chiếm đóng tại miền Bắc và đã đến
cạnh Hà Nội thì trong khắp cả nước, những hội kín, đặc biệt là
“Thiên địa Hội” (Hội Trời và Đất) đã bắt đầu hoạt động lại từ hè
1881 và gieo kinh hòang khắp nơi.

Được các quan của triều đình nâng đỡ, cấp cho bằng “sĩ quan”,

và động viên dân chúng làm quân cho họ, họ tàn sát và hăm dọa giết
những người cộng tác với Pháp, họ mạo hiểm đánh úp những đồn lẻ
và là chủ những vùng này mà bấy lâu nay chẳng hề được bình định.

Từ 1859 đến 1867 muốn giữ được 800.000 dân ba tỉnh Nam kỳ,

Pháp phải sử dụng 8.000 quân, tức 1 quân/100 dân. Cuối 1882,
Pháp phải duy trì quân số 3.500 người, cho 1.500.000 dân, tức 1
quân/500 dân. Trước một phong trào nổi dậy mãnh liệt như vậy, nước
Pháp khó lòng mang lại được sự bình định và phồn thịnh hằng
mong muốn.

Muốn “nắm” được cái khối 18 triệu người với tỉ lệ là 1

quân/500 dân, cần phải có một đội quân 36.000 người. Đạo quân
ấy hoạt động xa chính quốc 13.000 km sẽ tốn cho ngân sách
khoảng 2.000 francs/người, tức 40.000 triệu(!). Còn về quản lý, dân
sự hay quân sự, tại Nam kỳ, thì phải tốn 12 francs/người, tức tối
thiểu mỗi năm là 40 triệu. Là chuyện liều lĩnh, nếu người ta hy
vọng rằng nước Pháp sẽ được bù đắp, ít ra là buổi đầu, bởi những
món tiền thu nhập công cộng. Người ta đâu có thu thuế được một
nước đang có chiến tranh và nổi loạn. Với việc đồn trú quân đội,
xây dựng các bệnh viện, và đường sá giao thông, những việc không thể
nào trì hoãn được đó đòi hỏi một số kinh phí ít nhất là 80 triệu
francs.

Căn cứ trên những tính toán ấy, triều đình Huế muốn lôi

cuốn nước Pháp vào những món chi tiêu vô định tại Việt Nam bằng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.