nhưng không bảo đảm cho tôi tránh khỏi bạo lực, khỏi những
hăm dọa và những âm mưu của ông ta. Tôi rất mong muốn
được vừa lòng Giám mục Adran mà không tuân thủ các mệnh
lệnh của ông ta. Nhưng tôi thà chịu hậu quả thù hằn của ông
ta, còn hơn vì ông ta mà hy sinh quyền lợi của Đức vua bằng
cách phản bội lòng tín nhiệm vô cùng vinh dự của Ngài đối với
tôi.”
Vậy là Conway chẳng phái một người nào đi đâu cả và xin những
chỉ thị mới. Những chỉ thị mới ông ta chẳng bao giờ nhận được: trong
kho lưu trữ của Bộ Ngoại giao, tại Paris, có văn bản mệnh lệnh của
Montmorin gửi cho Conway, mang chữ ký tắt và chữ ký chính thức
của Louis XVI bảo ông ta đừng có trả lời bản dự án cuộc viễn chinh
đánh chiếm Nam kỳ.
Pigneau de Béhaine trở lại Pondichéry vào tháng 5/1788 và chỉ
nhận được một cuộc tiếp đón dè dặt, rất khác với cuộc tiếp đón mà
vị Giám mục đợi chờ. Ông không thể đoán biết được vì sao. Conway
không bao giờ tiết lộ cho ông những chỉ thị mà Conway đã nhận
được.
Buồn lòng và bất bình sâu sắc trước cái ý nghĩ: nước Pháp sẽ
không tôn trọng những lời đã hứa với một ông Hoàng nước ngoài
đangđặt niềm tin trọn vẹn vào những lời người ta đã nhân danh Đức
vua mà hứa hẹn với ông? Pigneau de Béhaine thoáng có ý nghĩ không
trở lại Nam kỳ nữa.
Tuy vậy, vị giám mục không chịu thua, quyết tâm “làm cuộc cách
mạng Nam kỳ một mình”. Nhờ các thương gia Pháp giàu có ở Ấn Độ
giúp đỡ, ông đã tổ chức được một đội viễn chinh 300 người, do các sĩ
quan Pháp chỉ huy, đổ bộ lên cửa sông Sài Gòn vào tháng 7/1789.