này. Bị ốm nặng sẵn, chẳng bao lâu sau đó vị Giám mục chết vì
bệnh kiết lỵ, ngày 09/10/1799, thọ 58 tuổi. Thi hài ông được mai
táng tại Gia Định, ngày 16/12 cùng năm ấy.
Hoạt động của vị Giám mục đã được người Pháp trình bày, dưới cái
nhìn của người Việt Nam, như một hoạt động mở màn cho các nhà
thực dân Pháp thế kỷ XIX. Vì vậy mà người ta đã dựng một bức
tượng của ông tại Sài Gòn trước ngôi nhà thờ
xây dựng năm 1875,
đối diện với con đường phố lớn nhất của thành phố - đường
Catinat
: bức tượng diễn tả vị Giám mục, một tay che chở cho
Hoàng tử Cảnh dưới tay áo dòng thụng của mình, và tay kia, giơ cao
bản Hiệp ước Versailles với một cử chỉ tự hào. Người Việt Nam thì trái
lại, nhìn thấy ở Giám mục Pigneau de Béhaine con người mở đầu
áp đặt chế độ nô lệ tương lai lên non sông đất nước mình; và năm
1945 cách mạng đã hạ bệ bức tượng của vị Giám mục và của kẻ mà ông
đỡ đầu
.
Các sử gia Pháp thường đề cao quá mức sự giúp đỡ của Pigneau
de Béhaine và các bạn hữu của ông; tuy nhiên, sự giúp đỡ ấy đã cho
phép Nguyễn Phước Ánh biết cách trang bị một đội thủy quân, biết
xây thành lũy theo kiểu Vauban và từ đó mà đẩy lùi dần được quân
đội Tây Sơn. Sau Quy Nhơn thì Huế cũng thất thủ năm 1801 và Hà
Nội năm1802. Làm chủ toàn bộ đất nước, Nguyễn Phước Ánh lên
ngôi Hoàng đế năm 1802, dưới niên hiệu Gia Long (1802-1820).
Đối với người Việt Nam, Nguyễn Phước Ánh “rước voi về chà
trên mồ mả ông bà”.
Thực tế, đứng về mặt chính thức mà nói, nước Pháp chẳng có
công gì trong việc Nguyễn Phước Ánh lên ngôi Hoàng đế cả và Hiệp
ướ
c Versailles cũng chưa hề được bắt đầu thực hiện chút nào. Mặc
dầu vậy, suốt đời mình Gia Long đã tỏ rõ thái độ rất quý trọng
đối với những người Pháp ở lại Việt Nam, do lòng biết ơn đối với