Cũng đúng vào lúc ấy, những cuộc vận động hối gấp của Công
ty Hàng hải Trung quốc yêu cầu Việt Nam nhượng cho họ mỏ than
Hòn Gai tại vịnh Hạ Long, ngày càng bộc lộ rõ ràng khiến các
thương gia Pháp lo ngại. Thomson bèn thúc đẩy Rivière khẩn trương
hành động: Rivière liền cho chiếm Hòn Gai ngày 12/3/1883 và
dựng lên tại đó một đồn lính. Rồi y đem quân nhanh chóng chiếm
cả vùng châu thổ sau khi gửi tối hậu thư cho các tổng trấn. Nam
Định bị chiếm ngày 27/3.
Cùng hôm Rivière chiếm Nam Định, quân Cờ đen hợp quân với
đạo quân nhà vua, do Hoàng Kế Viêm chỉ huy và mở một cuộc tấn
công vào Hà Nội, lúc này đã trống hết cả quân.
Quân Cờ đen đâu phải là quân cướp như các nhà viết sử và các
công chức Pháp thường thi nhau lặp đi lặp lại. Có thể vì không có
phương tiện nào hay hơn nên họ sống bằng nghề buôn lậu thuốc
phiện và vũ khí, nhưng thực tế họ là một đội quân “lê dương
” bao
gồm cả một số không ít người Pháp. Họ có một số “đồng lõa” là
những thương gia lớn, người Âu châu, ở Thượng Hải và Sài Gòn.
Những người này thông tin cho họ biết trước về các cuộc hành quân
của Pháp về những biện pháp đã được quyết định hoặc bị bác bỏ.
Vậy là họ biết rất rõ mọi dự định của Rivière.
Về phần Thomson, ông ta ganh tỵ những thắng lợi của các
thống đốc trước ngày 21/3/1883, ông ta xin Paris cho thêm viện trợ
và xinphép đánh chiếm lấy Huế.
Ngày 24/3, ông ta nhận được điện của Bộ trưởng Hải quân yêu
cầu ông ta hãy chờ đợi, một dự án luật sẽ được trình Quốc hội tại
khóa họp sau.
Ngày 2/4/1883, Paris yêu cầu Đô đốc Mayer, chỉ huy đoàn Hải
quân Pháp tại Hồng Kông di chuyển các chiến hạm của mình