xuống vịnh Bắc kỳ để hỗ trợ cho Rivière.
Ngày 3/4, Bộ trưởng Hải quân lại điện cho Thomson bảo phải kiên
nhẫn và “ra lệnh cho Rivière giữ nguyên hiện trạng”.
Mất Hòn Gai và Nam Định, dĩ nhiên triều đình Huế đau
buồn. Hoàng Kế Viêm thử một cuộc nghi binh vào Hà Nội nhưng
không thành. Sự phản ứng tự nhiên ấy, người Pháp coi đó là “thiếu
trung thực rõ rệt và làm phật ý người Pháp.”
Đứng trước các sự kiện như vậy, Thomson nghĩ rằng phái bộ
Pháp tại Huế có thể bị đe dọa nghiêm trọng cho nên đã khuyên
Rheinart hãy lên ở trên một chiếc tàu Pháp đậu ở cửa Thuận An
nhưng vẫn giữ liên lạc với chánh phủ Huế. Triều đình Huế tỏ ra
rất lo ngại trước thái độ như vậy, coi nó như một sự tuyên chiến trá
hình của chánh phủ Pháp.
Ngày 6/8/1883, chiếc tàu “Perseval” bất thần về Sài Gòn với
ông đại diện lâm thời, toàn bộ nhân viên và những hồ sơ lưu trữ của
phái đoàn. Về phía y, Rivière tuyên bố sự có mặt của phái đoàn
Pháp tại Huế là “một phiền phức cho y và là một sự cản trở tinh
thần”
Mặc dầu các lệnh của Paris bảo phải thận trọng và trì chí, người ta
thấy rằng các đại diện tại chỗ của Paris vẫn tự do hành động theo ý
muốn của họ. Tuy nhiên để khỏi bị trách cứ, ngày 7/4/1883,
Thomson vẫn đề nghị Paris lên án và chỉ trích một cách nghiêm
khắc Rheinart và Rivière và yêu cầu cử ngay một đại diện lâm thời
khác tới Huế hoặc tranh thủ thời gian để hưởng lợi từ cuộc ra đi của
phái đoàn Pháp. Ông ta còn nói thêm rằng ông ta thích giải pháp
thứ hai này hơn, điều đó rất dễ hiểu, khi người ta biết rằng ông ta
đang dự định tấn công Huế.