BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 402

mập mờ và tình thế riêng tư của chính họ. Họ không còn đâu thời
gian để thảo luận với Harmand về tính chất có căn cứ hay không
của những lời phàn nàn quy cho chánh phủ họ.

Không thảo luận gì cả, các điều khoản ấy được các đại sứ toàn

quyền chấp nhận. Ngày 29/8/1883, bản hiệp ước được ký kết tại
sứ quán Pháp ở Huế.

Qua điều khoản 1, Việt Nam chấp nhận sự bảo hộ của Pháp,

nắm quyền lãnh đạo ngoại giao, “kể cả Trung Quốc”. Vậy là Việt
Nam mất cả quyền độc lập quốc gia. Harmand nghĩ rằng “lần
này ông ta tránh được mọi sự mâu thuẫn và chặn kín được mọi lối
thoát”

(11)

.

Harmand còn vượt quá các chỉ thị mà mình đã nhận, tự quyền

sát nhập tỉnh Bình Thuận vào Nam kỳ (điều 2).

Qua điều 4 và 5, Việt Nam cam kết sẽ gọi quân đội của họ ở phía

Bắc về và lập lại trật tự ở Bắc kỳ bằng cách kêu gọi các quan lại cũ
trở về nhiệm sở. Điều 8 đặt ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà
Tĩnh dưới quyền cai trị của Pháp. Cũng qua điều khoản này, người
Việt Nam giữ quyền nội trị ở miền Trung – trừ Thanh Hóa, Nghệ
An, Hà Tĩnh ở phía Bắc, cùng Bình Thuận ở phía Nam, trừ thuế
quan và công chính.

Hai cảng mới được mở cửa cho việc buôn bán của châu Âu, Đà

Nẵng và Xuân Đài, ngoài Quy Nhơn (điều 7); một cây hải đăng sẽ
được xây dựng; các đường sá sẽ được sửa chữa; một đường dây điện
báo sẽ được thiết lập (điều 8, 9 và 10).

Một đại diện của nền bảo hộ Pháp sẽ đóng tại Huế và “sẽ có

quyền” hội kiến riêng và cá nhân với vua An Nam (điều 11); phía
Bắc, người Việt Nam sẽ giữ quyền nội trị của họ nhưng dưới sự kiểm
soát của các công sứ Pháp; những điều khoản đặc biệt gồm mọi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.