điều kiện cơ bản cần thiết cho sự thực thi một chế độ hữu hiệu.
(điều 12-19).
Việc bảo vệ các công dân hoặc những người thuộc quốc tịch Pháp,
đã được ghi rõ (điều 20); những đồn lũy quân sự có nhiệm vụ tạo
một vành đai sắt và khi cần siết chặt lại xung quanh miền Trung
cũng không bị bỏ quên. Nước Pháp đảm bảo sự nguyên vẹn của vương
quốc, bảo vệ cho nó chống lại mọi cuộc tấn công từ bên ngoài và
nổi loạn từ bên trong (điều 23).
Một loạt những điều khoản mà Harmand coi như “có lợi cho An
Nam” và theo chính lời ông ta nói, phản ánh trung thành nền giáo
hóa căn bản của mình “người thầy thuốc pha thêm vài chất ngọt
cho liều thuốc bớt đắng”
, bổ khuyết cho bản thỏa ước này:
viện trợ kỹ thuật, quy chế pháp lý của người Việt Nam tại nước ngoài
(nhất là ở Thái Lan); những món nợ được thanh toán (do việc
nhượng tỉnh Bình Thuận), du nhập đồng bạc Mêhicô.
Hiệp ước ngày 25/8/1883 là công trình cá nhân của Jules
Harmand.
Quan điểm của ông ta không được chánh phủ Pháp chuẩn y
nguyên vẹn; từ bỏ chính sách 1862, chánh phủ Pháp lúc này đã hoàn
toàn theo một chính sách cai trị gián tiếp và một công thức mềm
dẻo hơn và ít tốn kém hơn tại Việt Nam cũng như tại Tunisie, là chế
độ bảo hộ.
Hơn nữa, trong một cuộc đấu tranh mà nó đang chuẩn bị sẵn
sàng để đương đầu với Trung Quốc, nước Pháp mong muốn loại
trừ “mối họa Việt Nam” đi và đồng thời, cũng mong muốn thân
thiện với triều đình Huế; với Huế, nó muốn tìm một quan hệ bạn
bè hơn là một sự chèn ép hoàn toàn.