Tôi muốn nói đến cái dư luận nó trình bày cho ta rằng dân
tộc Việt Nam như phân chia thành hai nước thù địch nhau: Bắc
kỳ và An Nam. Đây là một sai lầm tuyệt đối đã làm tai hại
cho chúng ta không thể nào nói hết. Người ta phải tin chắc
một điều là chỉ có một người An Nam, từ tỉnh Quảng Tây, cho
đến biên giới Campuchia và Thái Lan; rằng tất cả mọi người
An Nam đều có những ý nghĩ như nhau, những phong tục như
nhau, những nguyện vọng như nhau, những hận thù như nhau,
một tổ chức như nhau như họ có chung một ngôn ngữ như nhau
và những luật lệ như nhau; rằng giữa người An Nam ở Bắc kỳ
và người An Nam ở Nam kỳ ít có sự đối kháng hơn như ở xứ
chúng ta, giữa một người ở miền Bretagne (Bắc) và một
người ở miền Provence (Nam); nói riêng, không có một ‘người
Bắc kỳ’ nào lại muốn thấy các quan lại An Nam bị thay thế
bởi những ông ‘chủ’ người Pháp cả. Người ta nên biết một lần
cuối cùng nữa là xứ Bắc kỳ cũng được cai trị y hệt như bất cứ
nơi nào trên toàn đất nước và rằng nếu như các ông quan
cai trị xứ Bắc kỳ không phải là người gốc Bắc kỳ, chỉ đơn
giản vì người ta làm theo một quy tắc hành chánh từ Trung
Quốc truyền sang. Chính là vì muốn tuân theo quy tắc đó –
thực ra có khá nhiều ngoại lệ - mà các sĩ phu Bắc kỳ đi nhậm
chức ở các tỉnh phía Nam và các đồng nghiệp phía Nam của họ
lại ra làm quan ở các tỉnh phía Bắc. Theo cách trao đổi.
Một cuộc tổng nổi dậy – mà hiện tại dường như rất có khả
năng xảy ra – sẽ rất nguy hiểm cho chúng ta, trước hết là ở
hậu quả tức thời của nó: nó buộc chúng ta phải có những cố
gắng phi thường, những món chi tiêu quá mức, đặt chúng ta
vào thế phải dọn đi khỏi Bắc kỳ trong khi hòa bình hầu như
đã được bảo đảm và phải duy trì chế độ quân sự một cách
thường xuyên chưa biết đến bao lâu. Một cuộc nổi dậy như
thế sẽ gây khó khăn cho việc tổ chức một nền cai trị hợp lệ