BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 404

Vậy nên Paris từ chối chuẩn y Thỏa ước Harmand, đối với Paris

là quá khắt khe và nó chẳng bao giờ được áp dụng.

Khoảng hai năm sau, trong vụ bạo động ở kinh thành Huế ngày

5/7/1885, đúng vào lúc ông ta sửa soạn rời bỏ hẳn đoàn y tế hải
quân để sang công tác ngoại giao, ngày 15/7/1885, Jules Harmand
gửi về Quai d’Orsay (Bộ Ngoại giao Pháp, ở số 37, Quai d’Orsay,
Paris 7e, mà thường gọi tắt là Quai d’Orsay) như một chuyên gia
đầy kinh nghiệm về những vấn đề Việt Nam, một bức công hàm
mang tựa đề “Công hàm về cách phân phối lực lượng quân sự
chúng ta tại Đông Dương”.
Trong bức công hàm này, ông ta nêu lên
những lý do đã thúc đẩy ông ta sát nhập tỉnh Bình Thuận vào Nam
kỳ, và Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh vào Bắc kỳ. Quả thực là một
bài biện hộ cho Thỏa ước 1883 mang tên ông ta. Ông ta viết:

“Chúng ta không nên bao giờ quên rằng dân tộc An Nam là
một dân tộc mang một tính đồng nhất, không nơi nào bằng
trong toàn châu Á. Nó làm thành một đơn vị thực sự đáng sợ
cho một kẻ chinh phục ở rất xa căn cứ hoạt động của mình, một
dân tộc mà từ ngàn xưa xa xăm cho đến ngày hôm nay, lịch sử
của nó đã làm nổi bật lên trước con mắt của các nhà quan sát
như một dân tộc có tinh thần yêu nước ở mức độ cao nhất, hay
nói đúng hơn,
có ý thức về nòi giống và đối với chúng ta sẽ
là một điều cực kỳ nguy hiểm, nếu họ đoàn kết lại tất cả một
lòng trong một mối thù chung mà chúng ta là đối tượng.

Tôi sẽ không bao giờ bỏ qua một dịp nào để đấu tranh chống
lại một thành kiến chỉ dựa trên những nhận xét hoàn toàn hời
hợt, trên một vài câu nói vô ý thức của những gã phiêu lưu vũ
lực nào đó hoặc trên ảo tưởng của các nhà truyền đạo ngu dốt
và cả tin… mà rồi, khốn nạn thay, đã bắt rễ vào đầu óc
chúng ta!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.