câu chuyện không hay và để cho Pháp bị giam chân tại một nơi nào
đó xa xôi cách biệt với cái sân khấu lợi quyền của nước Đức tại châu
Âu cả. Nhưng Bismarck cũng tránh không dùng một từ nào kém lịch
sự đối với Trung Quốc. Ông rất quan tâm giữ những thái độ và cử
chỉ đúng mức đối với Bắc Kinh và không để cho Bắc Kinh có cớ để
phàn nàn ông về bất cứ một điều gì. Cách ứng xử ấy của ông thủ
tướng Đức đặc biệt thích nghi với cái vấn đề mà Anh quốc đã đặt
ra, là cần có một cuộc can thiệp chung đồng bộ nhằm bảo vệ cho
những kiều dân châu Âu tại các cảng Trung Quốc đã được giải tỏa
trong lúc này.
Trong bữa tiệc ngày 19/12/1883, về phần mình, Hoàng đế
Guillaume I thông qua ông đại sứ Pháp, lời ca ngợi thủ tướng Pháp
về vấn đề Quốc hội đã biểu quyết kinh phí cho vấn đề Bắc
kỳ. Bởi vì – nhà vua nói – một Quốc hội vừa biểu quyết một cách
sôi nổi những khoản chi phí quân sự, trước mắt ông, là đã làm tròn
cái bổn phận trước nhất của mình.
Mặc dù trong vấn đề Việt Nam, thái độ Bismarck hết sức khôn
ngoan và dè dặt, người ta vẫn không khỏi nghi ngờ ông ta có ấp ủ
một ác ý đối với Pháp. Ngay từ trước năm 1883, người ta đã tố cáo
ông tìm dịp cách ly nước Pháp ra khỏi châu Âu và hướng nó sang
châu Phi và miền Đông châu Á. Phe đối lập trong Quốc hội Pháp
luôn luôn coi thủ tướng Đức như là kẻ gợi ý cho chính sách thuộc địa
của chánh phủ Pháp và coi Jules Ferry như kẻ bị lừa của Bismarck.
Vậy là Đức có đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề Việt
Nam.
Tâm lý người Pháp thời kỳ này đã bị tâm lý của ông bạn láng
giềng phía Đông chi phối. Xung quanh Hiệp ước Francfort, người
ta đã bị chia rẽ về mặt nhận thức (và tình cảm). Dư luận công chúng
Pháp mang nhiều sắc thái phức tạp “giai cấp tư sản Pháp bị pha