N
Chương 16
HIỆP ƯỚC PATENÔTRE (6/6/1884)
ếu như, trong ba mươi sáu năm dưới triều đình vua Tự Đức,
nước Việt Nam đã chứng kiến những ngày đen tối nhất
trong lịch sử của mình thì với sự chiếm đóng của thực dân
Pháp, giai đoạn tiếp theo cái chết của vua Tự Đức là một trong
những giai đoạn bi đát nhất.
Trong lúc mà tương lai đất nước đang đứng trước họa sống còn,
những cuộc nổi loạn triều lại tiếp nối nhau trên một nhịp độ
khủng khiếp, đe dọa không những dòng họ đương trị mà cả sự tồn
tại của Việt Nam với tư cách là một quốc gia.
Trong suốt giai đoạn vừa nguy kịch vừa đầy tang tóc ấy, do sự
cạnh tranh quyền lực giữa hai ông chủ thực sự của Việt Nam, là hai
đại thần nhiếp chính Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường,
đất nước bắt đầu chìm đắm dần dần trong nô lệ và điêu linh.
Sau khi phải ký một bản hòa ước dối trá giữa hai cuộc “cách
mạng cung đình”, người ta chỉ còn cách than thở với nhau về tính
chất khắt khe của các điều khoản hiệp ước: hai chữ “bảo hộ” kéo
hồi chuông báo tử của nền độc lập dân tộc đã giành được bằng cả
một quá khứ dày chiến tích đấu tranh và vinh quang bậc nhất
trong lịch sử của mình. Việc cắt tỉnh Bình Thuận sát nhập vào Nam
kỳ thuộc Pháp là một cơn ác mộng. Việc tách ba tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ
An, và nhất là Thanh Hóa, về cho chính quyền bảo hộ Pháp ở Bắc
kỳ là một ám ảnh thường xuyên đối với mọi người.