BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 442

Đáng lẽ phải tìm mọi cách để đuổi quân Pháp ra ngoài biển Đông

bằng một cuộc tấn công quyết định dựa trên ưu thế quân số của
miền Bắc và kết hợp với sự hiện diện của quân đội Trung Quốc
thì các nhà đương cục Huế lại tự bó mình trong một thái độ bàng
quan tuyệt vọng. Trước một bước ngoặt có tính chất quyết định như
vậy của lịch sử đất nước, chánh phủ Huế đành bị động ngồi nhìn
và chỉ dám cầu khẩn lòng thương hại của quân chiếm đóng xin ban
cho mình một vài điều châm chước.

Ngay hôm sau khi bản Hiệp ước Harmand được ký kết,

26/8/1883, các đại diện toàn quyền của Việt Nam đã viết thư cho
thống đốc Nam kỳ là Thomson xin hoãn việc cắt đất Bình Thuận
vào cho Nam kỳ trong lúc chờ đợi hiệp ước được chuẩn y.

Ngày 20/11/1883, họ yêu cầu Harmand sửa đổi lại một vài điều

khoản mà họ cho là quá khắt khe: gạch bỏ chữ “bảo hộ” đi; ba tỉnh
Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa trở lại với Trung kỳ; cắt lại phủ
Hàm Thuận thuộc tỉnh Bình Thuận (đã sát nhập vào Nam kỳ) về với
tỉnh Khánh Hòa; đại diện lâm thời Pháp tại Huế sẽ đứng ngoài mọi
công việc nội trị của đất nước.

Ngày 17/11, Harmand bác bỏ yêu cầu của Việt Nam. Trong phiên

họp ngày 8/1/1884, Hội đồng Thuộc địa sẽ biểu quyết một khoản
kinh phí là 500.000 francs sử dụng cho công cuộc chiếm đóng và tổ
chức hành chánh năm 1884 của Bình Thuận.

Thi hành điều V của hiệp ước (Chánh phủ Đại Nam sẽ xuống

lệnh cho các quan lại ở Bắc kỳ trở lại nhiệm sở…), Huế cử ra Bắc
một phái đoàn gồm có Nguyễn Trọng Hiệp, Thượng thư bộ Nội vụ và
Ngoại giao, một trong các đại diện toàn quyền ký Hiệp ước
Harmand, Trần Văn Chuẩn, Công bộ Thượng thư và Tôn Thất
Hồng Phi, đại diện hoàng gia. Cũng chính phái đoàn này đã được ủy
nhiệm xin sửa đổi các điều khoản hiệp ước.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.