hoạch được qua việc thi hành đúng đắn theo tinh thần cũng như
theo lời văn của bản Thỏa ước vừa ký xong tại Huế.
Các vị Thượng thư đến Hà Nội được chào đón đúng cách thức mà
Harmand đã chỉ thị bằng một loạt mười lăm phát đại bác, rồi người
ta trịnh trọng đưa phái đoàn về chỗ ở của ông ủy viên dân sự. Người
ta tổ chức những buổi chiêu đãi, mỗi người có vẻ như hài lòng được đi
đi lại lại với tư cách là những vị khách được kính trọng và những người
bạn, giữa những quan chức Pháp mà vừa mới hôm qua còn là những
kẻ thù không đội trời chung. Các nhà đương cục Pháp hy vọng tìm
thấy qua đó dấu hiệu một sự hòa hoãn toàn diện trong cái trào lưu
thù địch chống lại họ đang hình thành. Trong tư tưởng họ, việc phái
đoàn Việt Nam đến Hà Nội là một biểu hiện xác định sự hòa hoãn
nói trên; nó sẽ dẫn đến sự quy phục của nhiều người nữa, quan
trọng và chân thực hơn những lần trước.
Thực tế đã không diễn ra như thế, và công việc bình định còn
lâu mới gắn liền với những tiến bộ trong tiến trình chiếm đóng
quân sự. Cách Hà Nội chỉ vài cây số về phía Bắc, tình hình hoàn
toàn thay đổi. Hoàng Kế Viêm vẫn còn quanh quẩn Sơn Tây. Trương
Quang Đản vẫn ở Bắc Ninh với đội quân của họ
Một số quan chức mang dấu ấn là biểu hiện của chính quyền
trung ương, trả lại triều đình.
Họ tuyển quân tình nguyện trà trộn vào với quân Trung Quốc,
tiếp tục chiến đấu chống lại quân Pháp, như Tạ Hiện, nguyên là
đề đốc Nam Định, tướng lĩnh trong quân đội Trung Quốc; hoặc án
sát Phạm Vũ Mẫn, tri phủ Hoàng Văn Hòa, tán tướng quân vụ Nguyễn
Thiện Thuật, v.v… Các nhà chức trách Việt Nam ở miền Bắc không
thừa nhận chế độ bảo hộ áp đặt, bất chấp những cố gắng từ xa
của các phái viên triều đình. Đồng minh của họ là quân đội Trung