sủng thần. Đấng chí tôn chỉ sủng-ái-đạo-đức, lòng tin yêu của dân
chúng không cố định. Dân chúng chỉ yêu mến những ông vua tốt
bụng. “Trời có thể lấy lại ân huệ của Trời bất cứ lúc nào. Trời chỉ
yêu quý những kẻ quan tâm làm tròn nhiệm vụ. Dân chúng có thể
thu lại niềm tin yêu của mình bất cứ lúc nào; dân chúng chỉ gắn
bó với những con người tốt bụng”. Mạnh Tử (372-289), người đệ tử
ư
u tú của Khổng Tử (551-479), còn nói rõ ràng hơn: “Ý dân là ý Trời”.
Vua được tôn lên để trị vì, phải trị vì hạnh phúc của thần dân và
chịu trách nhiệm về sứ mệnh của mình. Kẻ mang danh hiệu vua phải
hoàn thành bổn phận làm vua và phải biết xử thế như một nhà
hiền triết. Nếu nhà vua áp bức dân chúng thì không xứng đáng là
vua nữa; con người vua không còn là thiêng liêng và khi đó giết vua
không còn là một trọng tội nữa. Sự nổi loạn chống chế độ bạo lực
không những là hợp lý mà còn là một công lớn với nước và khẳng
định cho kẻ nổi loạn cái quyền hợp pháp được chiếm lấy quyền
lực tối cao.
Vậy là các triều đại Việt Nam, cứ theo cái đà ấy mà được hưng
thịnh và sụp đổ. Chính sự quan tâm lo lắng đến vận mệnh đất
nước đã hướng dẫn người dân Việt Nam, một cách thực tế, trong
vấn đề trao quyền bính tối cao, ít nhất là trong việc thừa nhận
những trường hợp hợp pháp.
Chế độ quân chủ nhà Nguyễn, dựa chặt chẽ vào Khổng giáo, đã
biểu thị một sự thù địch sâu sắc đối với đạo Kitô, vì đạo Kitô rõ ràng
là trái ngược với lễ nghi Khổng giáo. Minh Mạng là một ông vua rất
nặng ý thức tôn giáo, không phản đối những cuộc trao đổi kinh tế
với người Tây phương, là những kẻ nắm trong tay nền kỹ thuật tiên
tiến, nhưng trong chừng mực mà những cuộc trao đổi không hại gì
đến trật tự trong nước hay đến nền độc lập đối với bên ngoài.
Minh Mạng từ chối không ký dự thảo hiệp ước thương mại do
Chaigneau trình lên, vì chánh phủ Pháp đòi hỏi những tranh chấp