1847), cũng tỏ ra thù địch với Kitô giáo chẳng kém gì vua trước.
Nhưng dư luận công giáo Pháp đủ mạnh để buộc nội các Guizot phải
có những cuộc vận động mang tính chất kết tội đối với triều đình
Huế, nhằm giải cứu cho những vị giáo sĩ đã bị án tử hình. Hai lần,
năm 1843 và 1845, dưới sự hăm dọa quân sự, vua Thiệu Trị đành phải
nhượng bộ.
Rồi năm 1847, theo yêu cầu của các vị giáo sĩ, nền Quân chủ
tháng Bảy muốn buộc vua Việt Nam phải cho Kitô giáo được tự do,
cũng như nó được tự do tại Trung Quốc. Chánh phủ Pháp gửi sang
Đà Nẵng hai tàu chiến “Grâcieuse” và “Victorieuse”, do thiếu tá La
Pierre chỉ huy. Ngày 15/4/1847, hai chiến hạm Pháp, tự cho là bị đe
dọa, đã bắn chìm những tàu chiến Việt Nam bao vây chúng ngoài
khơi Đà Nẵng. Trường hợp quân Pháp nổ súng vào hạm đội nhỏ bé
của Việt Nam đó đã khiến Thiệu Trị thịnh nộ: vua bèn ra lệnh xử tử
hết bất cứ người châu Âu nào bị bắt trên lãnh thổ Việt Nam.
Chính sách này sẽ được người con Thiệu Trị là Nguyễn Phước
Hồng Nhậm (còn có tên khác là Nguyễn Phước Thì), kế vị cha
tháng 11/1847, dưới niên hiệu Tự Đức (1847-1883), tiếp tục thi hành.
Từ đấy, quan hệ giữa Việt Nam với Pháp là quan hệ giữa hai nước có
chiến tranh.
Ngày 21/5/1857, Fray José Maria Diaz Sanjurjo, Giám mục thực
thụ xứ Platea, Khâm mạng Tòa thánh tại miền Trung Bắc bộ, giáo sĩ
thuộc dòng Dominicain Tây Ban Nha, bị bắt giam tại tỉnh lỵ Nam
Định và bị chém đầu ngày 20/7/1857.
Nguyên nhân nào đã dẫn đến hành động khắc nghiệt ấy? Nó
do ai quyết định, ai thi hành? Chẳng ai rõ chuyện đó bao giờ, mặc dù
có vô số những bản báo cáo và thảo luận về vấn đề đó gởi lên
trên, tại Việt Nam, cũng như tại Pháp và Tây Ban Nha. Than ôi, nó
không phải là sự việc đầu tiên, cũng không phải là sự việc cuối