BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 49

thương thuyết để giải thoát cho vị giáo sĩ, mà ông ta chưa biết tin
đã bị hành hình. Ông ta đành chỉ trao cho chánh phủ Việt Nam một
bức công hàm phản kháng nhân danh hai chánh phủ Tây Ban Nha và
Pháp.

Sự kiện này là một lý do rất đầy đủ để tiến hành một cuộc viễn

chinh quân sự.

KHUYNH HƯỚNG THỰC DÂN CỦA NƯỚC PHÁP

Từ Sully, các khuynh hướng thực dân thường thường bị chối nhận

là không có ở nước Pháp. Tocqueville khẳng định rằng nước ông
“luôn luôn ở hàng đầu của những nước mạnh của lục địa… rằng
việc thương mại đường biển chỉ là một tiết mục phụ trong đời sống
nước ông”
. Prévost-Paradol nhấn mạnh: Tinh thần “thích quẩn
quanh ở nhà”
của người Pháp không thích hợp với việc đi chiếm
thuộc địa. Leroy-Beaulieu phàn nàn tính do dự của tầng lớp tư sản
trong vấn đề đầu tư vào các lãnh thổ hải ngoại.

Vì không có khuynh hướng thuộc địa, ba nhân tố chính đã can

thiệp vào và đè nặng xuống trên những quyết định của các nhà
cầm quyền, và tạo nên giữa năm 1830, 1870, những nền móng
mới của sự bành trướng ra hải ngoại: kinh tế, quân đội, tôn giáo.

Lực lượng kinh tế chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Trong

thời gian chuẩn bị cuộc viễn chinh chống Alger (1830), những lực
lượng đó chưa bộc lộ ra; nhưng về sau thì các tầng lớp thương nhân
sẽ bộc lộ vai trò của mình một cách mạnh mẽ hơn, đi lại thường xuyên
các bờ biển Nam Mỹ cũng như bờ biển Trung Quốc và bờ biển quần
đảo La Sonde.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.