cùng. Nó cũng sẽ bị bỏ qua đi như bao sự kiện khác, nếu nó không
phải là lý do cho một sự can thiệp cá nhân của chính vị nữ hoàng nước
Pháp, vốn người Tây Ban Nha, kẻ đã từng quen biết giám mục.
Dù sao, cũng chính là sự kiện đó đã bỗng nhiên đánh thức dậy trên
đất nước Pháp, một sự quan tâm sâu sắc, sau 70 năm lắng đi, đối
với Hiệp ước 1787 và khởi đầu một kỷ nguyên hoàn toàn mới trong
mối quan hệ giữa nước Pháp với nước Việt Nam.
Ông Tổng lãnh sự Tây Ban Nha tại Trung Quốc, trụ sở tại Macao,
nhận được tin bị bắt của vị giám mục nói trên qua linh mục Tổng
Quản của Hội truyền giáo Tây Ban Nha tại Trung Hoa và tại Bắc kỳ.
Ông ta liền chính thức yêu cầu Nam tước Gros, đại sứ đặc mệnh
toàn quyền Pháp tại Trung Quốc, gửi ngay sang bờ biển Việt Nam
một chiến hạm để làm thế dựa cho cuộc thương lượng cứu vị giám
mục Tây Ban Nha. Tại khu vực không có một chiến hạm Tây Ban
Nha nào; Manille thì ở xa quá, không thể làm căn cứ hành quân được;
còn yêu cầu người Anh thì không thể được, bởi họ không phải là
người theo Kitô giáo; nếu họ nhận, tức họ sẽ lợi dụng thời cơ để mở
rộng ảnh hưởng đạo Tin lành của họ và thu vén cho những lợi ích
thiết thân của họ về chính trị cũng như kinh tế. Vả lại lâu nay,
nước Pháp vẫn là “đứa con gái đầu lòng của Hội thánh”, mà đức vua
rất ngoan đạo bao giờ cũng có thể kêu gọi sự giúp đỡ một cách có
hiệu quả.
Lời yêu cầu được tiếp nhận một cách rất thiện chí và ngay ngày
hôm đó 01/9/1857, được chuyển tới cho Đô đốc Hải quân Rigault de
Genouilly. Tổng chỉ huy hạm đội Pháp đang hành quân ven bờ biển
Trung Hoa. Từ sở chỉ huy của mình tại Castle Peak, gần Hồng
Kông, Rigault de Genouilly liền lập tức cho vũ trang chiếc chiến
hạm “Catinat”; có chiếc tàu “Lilly” của Bồ Đào Nha cho Tây Ban
Nha thuê, tại Macao, hộ tống. Chiếc “Catinat” xuất phát ngày 4/9,
mang theo Bá tước De Kleckowski, Bí thư sứ bộ Pháp đảm nhiệm việc