Quân đội cũng hành động theo chiều hướng đó và có thói quen
nhìn các thuộc địa, đặc biệt là Algérie, như một lãnh thổ dành riêng.
Bọn thủy thủ cũng sẽ hành động như vậy khi động tới vấn đề Việt
Nam. Nhất là khi Napoléon III cần có những thành công quân sự
và để duy trì cảm tình quân đội, ông ta phải mềm mỏng về chính trị
theo chiều hướng mà quân đội khuyên theo.
Đường lối chính trị đó thường là phù hợp với quyền lợi của tôn
giáo tại Việt Nam, và Bộ trưởng của ông ta là Chasseloup-Laubat
khuyên thiết lập một thuộc địa “to lớn dễ sợ, từ đó mà nền văn
minh Kitô giáo của chúng ta rọi sáng ra khắp nơi”.
Nhiều trào lưu tư tưởng đã có một vai trò trong chính sách thực
dân, như trào lưu “Saint-Simoniens” ở Úc châu, hay linh mục
Enfantin với đồ đệ tại Algérie, phong trào các tổ chức nhân đạo
chiến đấu chống chế độ nô lệ… chắc chắn để lại một ảnh hưởng
nhất định trên chính sách đối với người bản xứ của Napoléon III.
Trước khi có lệnh hủy bỏ chế độ nô lệ, ông ta quyết định dựng lập
“thành phố tự do” (Libreville), gợi cho người ta nghĩ rằng: những kẻ
tù nhân khổ sai có thể cải tạo tại các trại giam Guyane (1854), hay
Nouvelle Calédonie (1863) – Hội kín Franc Maconnerie cũng ca ngợi
những thành tích của sự bành trướng thực dân, gắn liền với sự phát
triển văn minh.
Những vấn đề thuộc địa ấy thường là gắn liền với nền chính
trị đối ngoại quốc tế của nước Pháp như một thứ phụ lục. Người ta
biết rằng chính sách hải ngoại của Guizot được chỉ đạo bằng cả ý
muốn làm vui lòng Tây Ban Nha, vừa để giữ quan hệ tốt với nước
Anh, và hơn một lần Bộ trưởng Ngoại giao của Louis-Philippe
chống đối với những sáng kiến của Nha Thuộc địa. Vừa ghi nhận
trong khuôn khổ đất đai thuộc địa những kết quả đáng kể, những
sự kiện như cuộc viễn chinh Syrie (1860), và cuộc viễn chinh Mexique