BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 46

giữa người Pháp với nhau, do Lãnh sự Pháp giải quyết và trong
những vụ thưa kiện giữa ngườiPháp với người Việt Nam, phải có sự có
mặt của Lãnh sự để bảo vệ cho quyền lợi người Pháp.

Những cuộc rối loạn này xảy ra đồng thời với cuộc vũ trang can

thiệp của nước Anh đối với Trung Quốc, năm 1839, trong cuộc
“chiến tranh nha phiến

(19)

. Đây là một lời cảnh cáo nghiêm trọng

đối với Minh Mạng đang thực hiện những điều nguy hiểm mà chủ
nghĩa đế quốc phương Tây đang rêu rao lúc này ở Việt Nam. Nhà
vua muốn thăm dò cho biết ý đồ các cường quốc châu Âu, nhằm
điều chỉnh chính sách ngoại giao của mình, đồng thời tìm cách,
bằng một tạm ước, giải quyết một cách đúng đắn vụ lộn xộn do
những âm mưu của các vị giáo sĩ tạo nên. Chính nhằm mục đích này
mà nhà vua cử nhiều phái đoàn, từ đầu năm 1840, sang Batavia,
Pénang, Calcutta, Paris và London.

Đối mặt với mưu đồ và hành động của các giáo sĩ, trong khi mà

người ngoại quốc, chẳng những không chịu tuân theo pháp luật của
một đất nước đang cho họ cư trú, lại còn xâm phạm nền an ninh
quốc gia và tìm cách lật đổ chế độ, thì cách dùng phương tiện ngoại
giao để giải quyết các vấn đề của nhà vua Việt Nam là cách đúng
đắn và đáng ca ngợi hơn cả.

Phái đoàn gửi sang Pháp tháng 11/1840 không được vua Louis

Philippe tiếp. Các Hội truyền giáo nước ngoài nhất định ngăn cản
việc ký kết một hiệp nghị mà họ sợ bao nhiêu thiệt thòi sẽ đổ xuống
đầu họ, họ liền gửi cho vua Pháp một bản báo cáo, trong đó họ kể
về Minh Mạng như một kẻ thù độc hại nhất của tôn giáo và yêu
cầu có một sự can thiệp cứng rắn tại Việt Nam. Giáo hoàng
Grégoire XVI cũng phản đối Minh Mạng.

Khi sứ đoàn trở về Huế thì vua Minh Mạng mất (21/1/1841).

Vua kế vị là Nguyễn Phước Miên Tông, niên hiệu Thiệu Trị (1841-

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.