Cuộc chiến tranh Bắc kỳ đã gây ra sự tàn sát hàng ngàn
người Công giáo An Nam bị gọi là ‘Pháp tay trong’, đã lôi kéo
trực tiếp các hội truyền giáo vào hành động: ‘Lúc này, các
giáo sĩ làm đại úy, còn giáo dân thì làm lính. Bởi phải chết thì
thà chết với vũ khí trên tay.’”(Adrien Launay, “Các giáo sĩ tại
Bắc kỳ”, 1900).
Đi đầu hàng trăm người vũ trang, người ta thấy các linh mục
Aguesse, linh mục Arsac, linh mục Klinger cùng nhiều linh mục
khác, chỉ huy những cuộc hành quân ‘trừng phạt’, cướp bóc và
đốt phá những làng mạc ‘người lương’ [người không theo đạo],
cư xử hành động như ‘những tên tướng cướp’, theo cái danh từ
mà bộ chỉ huy quân sự có trách nhiệm kiềm chế hành động,
của họ đã dùng.
Trong bản báo cáo ‘Những ghi nhận giải thích’, ngày 20/8/1886
của mình, Giám mục Puginier thừa nhận rằng có thể có những
chuyện bạo hành do người của ông gây ra, nhưng khẳng định
rằng ‘các quan lại và sĩ phu làm mọi cách để gieo bất hòa
giữa người Pháp với các giáo dân và ngược lại’. Điều này chắc
chắn là có.
Tuy nhiên, giữa chánh phủ thuộc địa và Hội truyền giáo, trước
hết là vấn đề xung đột quyền hành biểu hiện qua một cuộc
chiến tranh tiêu hao kéo dài không bao giờ dứt.
“Đáp lại những yêu sách khẩn thiết của Giám mục [Puginier],
Paul Bert đã trả lời bằng một bức thông tri, trong đó có nội
dung căn bản của vấn đề được định nghĩa: ‘Nếu các giáo
dân muốn có một nền luật pháp riêng biệt, nếu họ từ chối
không chịu đóng thuế cho nhà chức trách, nếu họ muốn
thành lập những tiểu quốc gia trong một đại quốc gia thì tôi
thôi không bảo vệ cho họ nữa.