Nhân chuyện nổi loạn của phái “Võ sĩ” (Boxeurs)
Aristide
Briand viết, ngày 27/6/1900, trong báo “La Lanterne”:
“…Khi người ta đã biết qua những hành vi áp bức của giới tăng
lữ, ngay cả ở châu Âu là nơi người ta không thiếu phương tiện
chống lại họ, người ta có thể ý niệm được những hành vi áp bức
ấy sẽ đồi bại đến mức nào tại các nước thuộc địa, là nơi mà
tuyệt đối không có một sự thanh tra, giám sát nhỏ nào đối với
họ…
“Là những người chủ tuyệt đối của những xứ sở được các chánh
phủ mù quáng và nặng đầu óc thủ cựu đồng lõa giao phó một
cách vô ý thức cho họ, họ đã nhanh chóng ép buộc dân chúng
vào một chế độ chuyên quyền và khủng bố, mà người Pháp
xưa kia đã từng phải chịu đựng dưới thời thống trị của giai
cấp cha cố và thầy tu”.
Lịch sử vai trò các giáo sĩ Pháp trong quá trình xâm lược Việt Nam
sẽ không được đầy đủ nếu chúng ta bỏ quên, không nhắc qua,
cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa Pháp và Tây Ban Nha trên lãnh vực
tôn giáo. Cuộc tranh giành mà người ta muốn chấm dứt như bức
thư sau đây của Roche, ngày 6/2/1885, gửi cho Harmand:
“Tôi hân hạnh lưu ý Ngài đến một vấn đề mà theo ý tôi, có
tầm quan trọng đáng kể về phương diện chiếm đóng Bắc kỳ
của chúng ta, tôi muốn nói đến các hội truyền giáo.
Các hội truyền giáo tại Bắc kỳ, Nam kỳ và nói chung tại các
lãnh thổ hải ngoại của chúng ta… không làm thành những hội
riêng biệt, bởi tất cả đều phụ thuộc vào một ngôi nhà chính,
đóng tại Paris; sau nữa, chỉ cần thấy được những việc mà các
hội truyền giáo đó đã làm một, hai thế kỷ nay tại An Nam,