hoặc những nơi khác, để thừa nhận rằng yếu tố thực dân đã
tìm thấy ở các giáo sĩ chúng ta những kẻ trợ thủ hùng mạnh và
tận tâm.
Về phương diện này, các giáo sĩ chúng ta, (không phải các giáo
sĩ Tây Ban Nha, tôi sẽ nói lý do sau), ở bên đó (Việt Nam) đã
thực sự đóng vai trò giới giáo sĩ ngoài đời; và chỉ có một cái
chung với thành viên các hiệp hội (tôn giáo) mới bị trục xuất
ra khỏi nước Pháp chưa được bao lâu, là chiếc áo.
Tại Bắc kỳ, hơn bất cứ nơi nào khác, cần phải lưu ý đúng
mức đến thực trạng này, bởi vì một đất nước, nếu không thù
địch với sự nghiệp chúng ta thì ít nhất cũng đã trở thành đặc
biệt lạnh nhạt đối với chúng ta, sau cuộc rút lui nhục nhã năm
1874, sẽ còn lâu mới chịu khuất phục nền thống trị của chúng
ta, nếu chúng ta không biết lợi dụng lực lượng hết sức hùng
hậu của 300.000 giáo dân nước này và bỏ qua không sử dụng
họ trong một chừng mực rộng rãi.
Ai cũng biết rằng hội truyền giáo của Pháp đóng ở hữu ngạn
(sông Hồng), giám mục địa phận (Kẻ-Sở) (Hà Nội) mang chức
vụ Khâm mạng Tòa thánh miền Tây Bắc kỳ, có một giám mục
phụ tá ở Huế; còn các hội truyền giáo Tây Ban Nha, đóng ở tả
ngạn, thâu tóm gần như toàn bộ xứ sở. Giám mục địa phận
Bắc Ninh mang chức vụ Khâm mạng Tòa thánh miền Đông
Bắc kỳ,có một phụ tá ở Hải Dương. Sự phân định khu vực với
những tên gọi xứng giữa hai bên đó, làm người ta tưởng lầm
rằng hai hội truyền giáo cùng song song hoạt động với nhau;
thực ra, không hề có chuyện đó, ngược lại, một sự ác cảm hay ít
ra là một không khí lạnh nhạt, đặc biệt ngự trị giữa các giáo sĩ
chúng ta với những bạn đồng nghiệp của họ bên kia dãy núi
Pyrénées