BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 481

Tôi thấy không cần phải nhấn mạnh thêm nữa về cái lợi
ích, rất cơ bản của chúng ta, trong việc đuổi các vị giáo sĩ (Tây
Ban Nha) đó trở về Manila và chúng ta điều đình trực tiếp
với La Mã
nhằm thay thế họ bằng các giáo sĩ người Pháp, là
những người tận tụy với sự nghiệp chúng ta. Khi nào sự thay
thế đó được hoàn tất thì coi như vấn đề Bắc kỳ căn bản sẽ
được giải quyết. Trong mọi trường hợp, loại trừ được vấn đề
thù địch của các giáo sĩ Tây Ban Nha ra thì các giáo sĩ của
chúng ta sẽ hoạt động tích cực hơn và đi đến những kết quả
tốt đẹp hơn các giáo sĩ dòng Dominicains. Tôi sẽ làm sáng tỏ
hơn ý nghĩ của tôi qua dẫn chứng sau đây:

Tại Bắc kỳ, người ta thấy, theo đuôi mỗi linh mục Tây Ban
Nha là một lũ người khố rách áo
ôm mà sự bẩn thỉu của họ là
một bằng chứng hùng hồn về sự lười biếng của cả thầy lẫn
trò.

Nam kỳ, người ta thấy tại mỗi giáo xứ nói chung và trong

nhà trường Adran nói riêng, tất cả các học sinh đều chăm chỉ,
sạch sẽ và
ăn mặc tử tế; chuyện học hành của họ được tổ chức
tốt, có hứa hẹn nhiều,
và lâu nay đã mang lại những kết quả
khả quan.

Tóm lại, tôi nghĩ mình không nói quá nên tôi khẳng định rằng:
‘Cái này phải giết chết cái kia!”..

(15)

Từ năm 1902, các tu sĩ dòng Dominicains ở Bắc kỳ được các giáo

sĩ người Pháp thay chân.

Sự thay thế đó không phải tự nhiên mà có. Ngay từ 1889, cái tên

“Bắc kỳ” đã nhiều lần được nhắc đến tại Pháp như là một nơi
lưu đày của các tu sĩ. Paul de Cassagnac viết trong tờ báo “Autorité”,
ngày 19/4/1889:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.