ngân khố nhà vua một số tiền nào đó để chi dùng cho đời sống
nhà vua và cho triều đình.
Ở
phía Nam, bộ máy hành chánh địa phương không cần thay đổi,
mỗi tỉnh đã có một viên quan cai trị người Pháp đứng đầu, những
hội đồng địa phương, một tòa án Pháp, những ngân sách hàng tỉnh
khá đầy đủ. Việc lãnh đạo cả một thuộc địa cho một viên thống
đốc-quân sự đảm nhiệm, ông ta là đại diện trực tiếp của Toàn
quyền; trợ tá cho ông ta có một hội đồng tư vấn và một hội đồng
thuộc địa. Tất cả những cái đó, tự nó đã ổn rồi.
Trước khi quân Pháp đến, tại Việt Nam, tiền tệ quốc gia là
đồng tiền
. Đơn vị tiền tệ cao nhất là nén bạc, giá trị từ 80 đến
100 francs. Nhỏ nhất là đồng trinh bằng kẽm, ở giữa có một lỗ
vuông; phải 600 đồng trinh mới được một francs; 600 đồng trinh
tức là một quan tiền (ligature), cân nặng 1,500kg.
Giữa hai đơn vị cao nhất và thấp nhất đó là đồng bạc Mêhicô
(piastre mexicaine), chính thức trị giá bằng 5,55 francs – nhưng tỷ
giá thực tế thì thay đổi giữa 5,40 và 6,35 francs; những thời kỳ đầu
của chế độ thuộc địa, người ta cắt nó làm đôi, làm tư hoặc làm tám
để “đổi ra tiền lẻ”. Còn những đồng tiền Pháp 50 xu, 1 franc và 2
francs bằng bạc được lưu hành chánh thức thì những người đổi tiền
không ưa.
Căn cứ trên phong tục người Việt Nam lấy kim loại bạc làm chuẩn
để định chung mọi vật. Doumer bèn quyết định cho đơn vị (tiền tệ)
một định lượng bạc nhất định, một ký hiệu bảo đảm định lượng bạc
đó, cùng với một cái dấu hiệu chỉ rõ nguồn gốc của đồng tiền
này ở đâu ra: đây là tiền tệ mới chung cho cả Đông Dương. Nó mang
cái tên Tây Ban Nha là “piastre” – đồng bạc. Chẳng mấy lâu,
“đồng bạc Đông Dương” đã thay thế lần cho đồng bạc kẽm Việt
Nam. Đồng bạc Đông Dương nặng hơn đồng “écu” Pháp một chút,