cần đo lường, người ta tính ra có ít nhất 9 thứ “tạ”, chưa kể cái “tạ”
Trung Quốc bằng 61,800kg và cái “tạ” Singapour tương đương
133,333 livres Anh
Đối với những vật quý như vàng, bạc hay thuốc phiện, đơn vị đo
lường là “lượng” (tael), tương đương với một “once”
. Tuy nhiên,
cũng nên biết: một “lượng” Việt Nam bằng 39,050g; 1 “liang”
(lượng) Trung Quốc bằng 38,593 gram và 1 “damleng” (lượng)
Campuchia bằng 37,5 gram.
Từ 1897, Doumer cho lập những sở thuế mới tại một số tỉnh của
Việt Nam. Nhiều nghị định đã quy định chế độ thuế trực thu mới.
Dưới chính quyền Nam Triều, thuế thân được quy định là một
quan tiền mỗi người (nam). Những ngày đầu Pháp chiếm đóng, ở
miền Bắc, thuế thân là 50 xu, ở miền Trung là 30 xu mỗi người.
Sau những cuộc dàn xếp ngày 12/10/1886, giữa viên Khâm sứ Pháp
ở
Huế và đại diện chánh phủ Việt Nam, Nguyễn Trọng Hiệp, ngoài
số tiền thuế thân ấy ra, mỗi người Việt Nam (nam) còn phải làm
sai dịch 48 ngày mỗi năm. Cái nghĩa vụ sai dịch bắt buộc này có thể
được “miễn cho”, với điều kiện trả một số tiền là 5 đồng trinh mỗi
ngày.
Do sắc lệnh ngày 1/6/1897, các thuế thân ở miền Bắc, được
nâng lên từ 0,5 lên 2,5 đồng. Ở miền Trung thì do sắc lệnh ngày
14/8/1897, thuế thân từ 0,30 được nâng lên 2,5 đồng. Về thuế
ruộng đất, trước kia chỉ 1 đồng/are (100 thước vuông), nay lên 1,5
đồng từ 1897. Các loại thuế tiêu thụ (thuế tem, thuế hộp quẹt)
được cải tổ lại. Ba sở đại lý lớn (rượu, thuốc phiện, muối) được tổ
chức lại, đã đưa lại cho ngân sách những khoản thu nhập quan
trọng
. Năm 1900, tổng số thuế giánthu của ngân sách Đông
Dương là 13.500.000 đồng; trong đó, riêng thuế rượu, thuốc
phiện và muối chiếm 11.050.000 đồng. Mặc dù đồng tiền bị sụt