BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 544

tức là đồng 5 francs. Nhưng ngược với đồng “écu”, đồng bạc Đông
Dương chỉ có giá trị bằng cái giá trị thật bằng bạc của nó: tức là giá
trị của 27g bạc 900/1000.

Là một đồng tiền không cố định, đồng bạc Đông Dương này

phụ thuộc vào tỷ giá của kim loại bạc và từ năm 1875, Ngân hàng
Đông Dương nắm độc quyền phát hành. Với lối “buôn bán đồng
bạc Đông Dương [một cách bất chính]”
, số tiền lãi thu được, năm
1885 là 393.000 francs vàng đã lên tới 2.666.999 francs vàng, năm
1905. Những số vốn tích lũy được nhiều như vậy, sẽ cho phép
Ngân hàng chi phối được phần lớn các hoạt động kinh tế của nước.
Ngân hàng Đông Dương kiểm soát 27 ngân hàng, 28 công ty khai
thác mỏ, 53 công ty các loại, 2 công ty đường sắt… Nó là ngân hàng
kinh doanh duy nhất được phép đúc tiền. Nó có thể phát hành
giấy bạc, lúc đầu bằng gấp ba lần, rồi sau đó bằng gấp năm
lần số tiền mặt của nó.

Hệ thống cân đo hiện hành là phụ thuộc vào đường kính và trọng

lượng đồng tiền đúc từ thời Gia Long mà chẳng có một vật gì làm
chuẩn. Ví dụ đơn vị đo chiều dài - “thước” - là chiều dài của một số
đồng tiền sắp xếp nối nhau: 22 (0,528m) hoặc 27, tùy cái vật
người ta muốn do. Tuy nhiên, những thương nhân người Tàu vẫn
dùng cái “chỉ” làm đơn vị đo chiều dài: một “chỉ” bằng 0,333 mét. Ở
miền Nam, những dụng cụ đo lường, thường chỉ dùng đong lúa, gạo
thì có “hộc” bằng 71,905 lít, sau thay bằng “giạ”, dung lượng rút
xuống còn phân nửa dùng để đong gạo.

Về việc đong các chất lỏng thì phương tiện thường dùng không

cố định mà thay đổi theo địa phương thậm chí tùy từng cửa hiệu.

Những nhà buôn châu Âu mua hàng để xuất khẩu thì tất nhiên

phải dùng “tạ” (picul) (của Trung Quốc); mỗi tạ, về lý thuyết, thì
cân nặng bằng trọng lượng 4 quan tiền (6kg). Nhưng tùy những thứ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.