giá, ngân sách 1897 sẽ được tổng kết, ở miền Trung và miền Bắc,
với con số thặng dư tiêu thụ so với tiền chi là 872.811 đồng, tức
gần 2 triệu rưỡi francs vàng.
Ngân sách miền Nam, từ 3 triệu francs vàng năm 1864, đã tăng
lên đến 5,6 triệu francs vàng năm 1867 và 35 triệu năm 1894. Từ
1861, Đô đốc Charner đã cho lập tại Nam kỳ, nhiều sòng bạc. Năm
1867 riêng những sòng này đã đưa lại cho thuộc địa 2.500.000 francs
vàng.
Trong khi người dân Việt Nam phải đóng thuế ngày càng nặng
nề thì các công chức Pháp mà lương hàng năm dưới mức 1.200
đồng, thì được miễn thuế; chỉ người nào lãnh lương cao hơn số
tiền đó mới phải đóng một khoản thuế khoán gọi là 10 đồng. Các
nhà kỹ nghệ và điền chủ Pháp, mặc dù chúng có những số tiền lời
đồ sộ cũng chỉ đóng có một khoản thuế duy nhất, không quá 60
đồng cho những người ở miền Nam và 150 đồng cho những người
ở
miền Trung và miền Bắc.
Sau những cuộc “cải tổ” tài chính của Doumer, số thu nhập về
thuế thân và thuế ruộng đất của người Việt Nam, ở miền Trung
từ 83.000 đồng trước ngày ông ta lên đến 2.000.000 đồng, năm
1899; ở miền Bắc, từ 1896 đến 1907 nó đã tăng lên gấp đôi với
con số 4.909.000 đồng; ở miền Nam, ngoài một phần đóng góp
cho ngân sách rồi, số tiền thuế đó vẫn còn 5.000.000 đồng.
Hòa vào những số tiền thu thập nhờ thuế đó, các người “châu
Âu” cũng đóng góp được 9.000 đồng (!)
Sau khi Paul Doumer đến làm toàn quyền Việt Nam (1897-
1902), người dân Việt Nam đã phải trả trên 90 triệu francs vàng.
Những số tiền thu được đó đã dùng vào việc gì?