BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 548

ĐẶT CƠ SỞ THUỘC ĐỊA

Tầm quan trọng của công việc thuộc địa đã dẫn Gambetta, năm

1881, đến chỗ phải giao phó các thuộc địa cho một chức phó Quốc
vụ khanh phụ trách; cơ quan này, lúc thì phụ thuộc Bộ Thương mại,
khi thì phụ thuộc Bộ Hải quân, để rồi năm 1894, nó trở thành một
bộ.

Sự phản ứng chống chính sách đồng hóa và nỗi lo sợ chính sách

tập trung quyền hành quá to lớn, có thể trở ngại công việc hành
chánh, đã dẫn tới quyết định thành lập những chánh phủ toàn
quyền.

Về vấn đề “áp dụng luật lệ cho các thuộc địa”, nền Đệ Tam

Cộng hòa tự khoác lấy tư cách đế quốc chuyên chế và quyết định
ngày 3/5/1894 của Thượng viện vẫn còn hiệu lực, đặt các thuộc địa
(trừ Antilles và La Réunion) dưới chế độ sắc lệnh.

Cùng một lúc với sắc lệnh (ngày 20/10/1887) chỉ định một viên

toàn quyền đứng đầu “Liên bang Đông Dương”, một sắc lệnh khác
ngày 17/10/1887, sát nhập Bắc kỳ và Trung kỳ vào Bộ Hải quân, bất
chấp các hiệp ước và khái niệm pháp lý của chế độ bảo hộ.

Chính quyền Huế bị tước hết cả ba kỳ, từ đây nhường chỗ cho

một “chánh phủ toàn quyền Đông Dương” cho bọn thực dân và các
công chức người Pháp.

“Sự nghiệp của Doumer” tại Việt Nam, “kẻ chuyên xây dựng đế

quốc”, như một số sử gia Pháp gọi ông ta với niềm tự hào ấy,
không phải chỉ thể hiện ở chỗ xây đắp thuộc địa trên những nền
tảng hết sức vững vàng bằng cách chuyển nó, từ hình thức “cổ
truyền”
kinh nghiệm chủ nghĩa sang hình thức một tổ chức có hệ
thống và thiết lập một bộ máy tài chính và đô hộ chính trị chặt chẽ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.