BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 549

Con người tự học ấy đã qua con đường làm báo mà trở thành đại
biểu Quốc hội, rồi Bộ trưởng Tài chính, sau đó là Toàn quyền
Đông Dương, với các tác phong độc đoán mệnh lệnh của một viên
Thái thú, cái vẻ lãnh đạm toán học và tự phụ tự mãn ấy chỉ chăm
chăm tìm cách phá vỡ sự thống nhất của nước Việt Nam, chia cắt
một cách giả tạo ba miền xa lạ với nhau: Nam kỳ, là thuộc địa từ
1862; Bắc kỳ trở thành gần như thuộc địa; Trung kỳ thì giữ một
hình thức “bảo hộ” thuần túy lý thuyết; giờ đây, mỗi kỳ có một quy
chế khác nhau và một cuộc sống riêng biệt của mình.

Từ đó đã nảy sinh cái chính sách thuộc địa nhằm làm cho những

ai chỉ biết về Việt Nam một cách mơ hồ tưởng lầm rằng Việt
Nam gồm có ba “nước” riêng biệt: Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ và
dân Việt Nam khi thì là người “Annamite”, khi thì là “người Đông
Dương

(8)

”. Có người nói rằng sự chia cắt ấy là “do lịch sử muốn

vậy”, kẻ khác lại nói sự thống nhất của Việt Nam mang tính chất
“thuộc địa” chứ không phải tính chất dân tộc

(9)

.

Việc thiết lập ra bộ máy thuộc địa ở Việt Nam đòi hỏi một số

lượng nhân viên to lớn. Phần lớn số nhân viên ăn lương nhà nước
đó được tuyển dụng tại Pháp và các chức vụ, kể cả những chức vụ
thấp kém nhất cũng đều dành cho người Pháp, mặc dù họ chỉ có
một trình độ văn hóa hết sức thô sơ: người Pháp của nước Pháp và
“người Pháp-Ấn Độ”

“Những ‘người Pháp Ấn Độ’ ấy, những người Ấn Độ của năm
nhượng địa Ấn Độ (Mahé, Karikal, Yanaon, Pondichéry,
Chandernagor) ấy không sống dưới luật lệ của nước Pháp,”

Paul Doumer viết – “nhưng họ vẫn cứ là người Pháp, họ là
công dân và là cử tri. Những người mà chúng ta đã đưa sang
Nam kỳ hầu hết là hiền lành, thất học, trí tuệ kém mở
mang mà một người An Nam hạng bét cũng có thể dạy không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.