cho họ một cách dễ dàng. […] Người An Nam coi người da đen
như là thấp kém hơn họ về trí tuệ, cũng như về lòng dũng
cảm…”
“Người Ấn Độ là một viên chức ngạch Tây [nguyên văn: ‘Âu
châu’] chứ không phải là ngạch Nam [nguyên văn: ‘Á châu’].
Anh ta cũng đắt giá như người Pháp, cũng lãnh lương châu Âu
và còn được hưởng thêm một ‘phụ cấp thuộc địa’ ngang với số
tiền lương. Ba năm một lần, anh ta có quyền được nghỉ phép
sáu tháng để ‘phục hồi sức khỏe’ bị khí hậu châu Á làm tổn
thương. Luật lệ áp dụng cho công chức người Pháp, và rất cần
cho họ cũng được áp dụng cho người da đen, sinh ra trên một
bán đảo láng giềng của bán đảo Đông Dương và cùng trên một
vĩ tuyến
Sự có mặt của các công chức người Pháp đó đòi hỏi phải thực hiện
những công trình lành mạnh hóa môi trường và những tiện nghi rất
tốn kém. Cũng làm một việc, một công chức người Pháp lĩnh lương
trung bình gấp 10 lần lương của một đồng sự “người bản xứ” của
anh ta. Anh ta “giá khá đắt
”. Tất cả mọi chức vụ quan trọng trên
thực tế đều “cấm” đối với công chức Việt Nam, mặc dầu họ tốt
nghiệp các trường đại học hoặc các trường lớn của Pháp
Bên cạnh những công chức người Pháp đó, có cả một “khối lớn”
nhưng tên “thực dân” (colons)
nắm trong tay tất cả những
quyền lực sống còn của nền kinh tế quốc gia và cũng chính
những tên thực dân này cầm tay cái chính trị, bởi bọn họ có quyền
bầu cử.
Phải chăng người Việt Nam là bất lực? Không tin. Thiếu lòng tin
“người bản xứ” chăng? Có thể là như thế. Đúng hơn là do những lý
do của chính sách thuộc địa, trong đó như Jules Ferry nói, “giống da