C
VĨ THANH
uộc xâm lược của Pháp, đối với Việt Nam là một tai họa lớn
nhưng cũng là một sự phát hiện vô giá, một cơ hội mở đầu cho
một trong những đổi thay đột ngột và may mắn làm cho các
dân tộc đổi dạng thay hình.
Trong suốt con đường tồn tại của mình, với tư cách là một dân
tộc có ý thức về mình, nước Việt Nam không ngừng tập trung nghị
lực và lo lắng của mình vào vấn đề cuộc sống còn của mình, cuộc
sống còn này bấp bênh và bi thảm, nhân dân Việt Nam yêu nó
bằng một tình yêu dè dặt, nghi ngờ.
Cuộc đấu tranh thường xuyên cho cuộc sống ấy đặt tinh thần
dân tộc của người Việt Nam luôn luôn vào tình thế cảnh giác. Tất cả
đều được đánh giá dưới góc độ tinh thần dân tộc và lợi ích dân tộc.
Cũng như sự tôn trọng cổ truyền đối với tư tưởng dân chủ trước
ngày thực dân Pháp xâm lược, sự nghi ngờ của người Việt Nam đối
với đạo Gia-tô, từ ngày tiếp xúc với nước Pháp, được giải thích cái ý
chí của người Việt Nam muốn sống hoặc muốn tồn tại.
Việc mất độc lập dân tộc của Việt Nam và cuộc xâm chiếm của
thực dân Pháp là một bài học cho người Việt Nam.
Một chế độ chuyên chế mà không dựa vào nhân dân, không tôn
trọng nhân dân như Mạnh Tử (372-289 TCN) đã dạy chúng ta thì
không thể nào chống lại đối với một cuộc xâm lăng của ngoại bang.
Cũng nằm trong một trường hợp, cũng trong một thời điểm lịch
sử của mình mà Nhựt Bổn và Việt Nam đã trải qua, mỗi nước một số