“lý lịch trong quá khứ” hay là “những nền tảng nhân đạo”. Khi
Đại tá lắng nghe những quan điểm của Tomkins, ông bắt đầu lo
sợ cho cuộc sống của bất cứ người vô tội nào, thành viên của các
lực lượng vũ trang, được đem ra đặt trước mặt viên Tướng.
Đại tá nhanh chóng nhận ra bốn người Mỹ trong tòa án,
những người giống như ông, không phải lúc nào cũng nhất trí
với những phán xử ào ào của viên Tướng. Hai người là luật sư
và hai người kia, thời gian gần đây đã từng nhận những nhiệm
vụ chiến đấu trực tiếp. Năm người bắt đầu làm việc chung với
nhau để kháng nghị lại những quyết định mang tính thành
kiến nhất của viên Tướng. Trong mấy tuần lễ sau, họ đã có thể
thuyết phục được một hai người khác quanh bàn cùng làm
giảm hình phát treo cổ thành tù chung thân cho mấy người
Nhật, những người này đã bị kết án với tội ác mà họ có lẽ đã
không phạm phải.
Khi mỗi vụ án như thế được đem ra thảo luận, viên Tướng
Tomkins cho năm người thấy rõ sự khinh rẻ của ông ta đối với
quan điểm của họ. “Đéo mẹ mấy gã thông cảm với bọn Nhật
lùn,” Ông ta thường bảo, và không phải lúc nào cũng nhẹ
nhàng. Khi viên Tướng vẫn còn nắm quyền chỉ huy nhóm xét
xử mười hai người, thì những thành công của Đại tá là rất ít.
Đến khi quyết định số phận của những người chỉ huy trại Tù
binh Chiến tranh ở Tonchan, viên Tướng yêu cầu treo cổ tập thể
tất cả các sĩ quan Nhật có liên quan, thậm chí không cần đến
một sự giả bộ xét xử công bằng. Ông ta không hề tỏ ra ngạc
nhiên khi năm thành viên xét xử, như thường lệ đưa ra tiếng
nói phản kháng của họ. Đại tá Moore phát biểu rất mạnh mẽ về
việc bản thân đã là tù nhân ở Tonchan và xin bào chữa cho
Thiếu tá Sakata, Trung sĩ Akida và Hạ sĩ Sushi. Ông cố gẳng giải
thích tại sao việc treo cổ họ, về bản chất của chính hành động
đó, thì cũng man rợ như bất cứ sự tàn bạo nào mà người Nhật
đã thực hiện. Ông kiên quyết đòi bản án của họ nên được giảm