nhà ga Charing Cross, hay thậm chí là cậu không được chia một
phần tiền boa; thế nhưng điều cậu thấy phiền lòng là cậu chẳng
thể làm gì được để vừa lòng viên sếp bồi phòng – cho dù cậu có
giữ lỗ mũi của mình sạch sẽ đến đâu chăng nữa.
Trung sĩ Crann, người xem khách sạn Savoy không khác gì
hơn một sự tiếp nối cái trung đội ngày xưa của ông ta. Ông ta
không có nhiều thời gian dành cho những người trẻ tuổi dưới
quyền chỉ huy của ông ta, những người này thường chưa thực
hiện nghĩa vụ quân sự.
“Nhưng mà tôi không đủ tư cách để thực hiện nghĩa vụ quân
sự,” Mark khăng khăng bảo. “Không có một ai sinh sau năm
1939 bị gọi nhập ngũ.”
“Đừng lấy cớ, chàng trai ạ.”
“Đó không phài là một cái cớ, chu ‘Trung sỉ’. Đó là sự thật.”
“Và đừng gọi ta là ‘Trung sỉ’. Ta là ‘Trung sĩ Crann’ với anh, và
đừng có quên đấy.”
“Rõ, thưa Trung sĩ Crann.”
Vào cuối mỗi ngày, Mark thường quay trở về cái hộp chật chội
của mình với cái giường bé nhỏ, chiếc ghế nhỏ xinh, các ngăn
kéo tí tẹo, đổ gục xuông, kiệt sức. Bức hình duy nhất trong
phòng – bức Chàng kỵ sĩ đang cười – in trên cuốn lịch treo trên
đầu giường của Mark. Ngày mồng một tháng chin năm 1960
được khoanh tròn đỏ để nhắc nhở cậu cái ngày cậu sẽ được phép
hòa nhập cùng bè bạn của cậu tại nhà máy ở quê nhà. Cứ mỗi
đêm trước khi thiếp đi, cậu lại xóa đi một ngày làm việc khó
chịu, giống như một tù nhân tạo ra những vết cào xước trên
một bức tường.
Vào dịp lễ Giáng sinh, Mark trở về nhà nghỉ bốn ngày, mẹ cậu
nhận thấy được tình trạng của cậu, bà liền cố gắng thuyết phục
cha cậu cho phép Mark sớm từ bỏ công việc, thế nhưng ông
Arthur vẫn không lay chuyển, không thể làm mủi lòng ông
được.