“Chúng tôi đã thống nhất một giao kèo. Đừng mong tôi để
cho nó đi làm tại nhà máy nếu như nó không có đủ tinh thần
chịu trách nhiệm trong cái giao kèo đó.”
Trong kỳ nghỉ phép, Mark đợi các bạn mình ở bên ngoài cổng
nhà máy cho đến khi ca làm của họ kết thúc, lắng nghe các câu
chuyện chúng bạn kể về những ngày nghỉ cuối tuần đi xem đá
bóng, uống rượu, uống bia ở quán xá và nhảy nhót theo tiếng
nhạc của nhóm Everly Brothers. Tất cả bạn bè đều thông cảm
với cậu và trông ngóng cậu nhập hội với họ vào tháng chín. “Chỉ
còn một vài tháng nữa thôi mà,” một người bạn trong bọn họ
vui vẻ nhắc nhở cậu.
Nhanh quá đi mất, Mark lại có mặt trên chuyến quay lại
London, nơi cậu tiếp tục miễn cưỡng mang vác những chiếc va
li lên xuống những hành lang của khách sạn từ tháng này qua
tháng khác.
Khi những cơn mưa Anh quốc đã lắng xuống, luồng chảy
thông thường của những dòng du khách Mỹ bắt đầu đỏ vào.
Mark thích những người Mỹ, họ đối xử với cậu bình đẳng và
thường boa cho cậu cả một đống silinh trong khi những người
khác chỉ có thể cho cậu sáu xu thôi. Thế nhưng bất kể số tiền
Mark nhận được là bao nhiêu đi nữa, Trung sĩ Crann vẫn cứ đút
túi hết với cái câu cửa miệng, “Rồi sẽ đến thời của cậu, chàng
trai ạ.”
Một người Mỹ mà Mark đã sốt sắng chạy lên chạy xuống hàng
ngày trong suốt đợt nghỉ nữa tháng của ông ta, cuối cùng đã
tặng cho cậu một tờ bạc mười bảng khi ông ta rời khỏi cửa
chính của khách sạn.
Mark nói, “Xin cảm ơn, thưa ngài,” và quay người lại đã thấy
Trung sĩ Crann đang đứng chắn lối.
“Đưa nó ra đây,” Crann bảo ngay khi ông khách người Mỹ vừa
đi khỏi.